Hai câu chuyện “lệ làng” thách thức “phép vua” ở châu Âu

EU đã không thông qua kế hoạch ngân sách của Italia. Ảnh minh họa
EU đã không thông qua kế hoạch ngân sách của Italia. Ảnh minh họa
(PLO) - Hiện tại, EU đang bị “điên đầu” bởi cả trong lẫn ngoài. Ở bên ngoài, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục làm khó EU về kinh tế và thương mại, lại còn vừa tuyên cáo ý định rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp ước về tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) khiến EU và cả NATO nữa thêm khó xử với Mỹ và thêm lo ngại về Nga. 

Rồi lại chuyện nhà báo Jamal Khashoggi bị giết chết trong trụ sở lãnh sự quán Arab Saudi ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khiến EU tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ với Ả rập Xê út. Ở bên trong, EU bị hai thành viên là Ba Lan và Italia thách thức uy quyền và pháp lý trên hai phương diện khác nhau. Và ở đây có chuyện lệ làng thua phép vua.

Ở Ba Lan, phe cầm quyền đưa ra bộ luật mới thay thế gần như hoàn toàn thành viên của tòa án hiến pháp. Từ góc độ quốc gia mà nói thì chuyện này thuộc chủ quyền quốc gia. Phe cầm quyền kiểm soát cơ quan lập pháp là quốc hội, vì thế phe này có thể dễ dàng ban hành luật mới, sửa đổi luật cũ và thậm chí còn đủ mạnh trong quốc hội để sửa đổi cả hiến pháp hiện hành. 

Phe này dùng luật mới để can thiệp trực tiếp vào cơ cấu nhân sự và bổ nhiệm nhân sự của tòa án hiến pháp. Động cơ và mục đích của chủ ý này không có gì là khó hiểu. Hiện tại cả chính phủ lẫn quốc hội và phủ tổng thống đều thuộc phe cầm quyền cho nên trở ngại và đối thủ lớn nhất của phe cầm quyền chỉ còn có mỗi tòa án hiến pháp. Đưa người cùng phe cánh chính trị vào đó sẽ đảm bảo là tòa án cao cấp nhất này của đất nước trở thành công cụ cầm quyền của phe cầm quyền. 

Nhưng EU không chấp nhận luật mới kia của chính phủ Ba Lan. Tòa án châu Âu đã ra phán quyết buộc chính phủ Ba Lan không được sa thải những thẩm phán và chánh án cũ. Phe cầm quyền ở Ba Lan vô cùng hậm hực, nhưng không thể cưỡng lại được. Ở đây, đúng là phép vua đã thắng lệ làng.

Tương tự là chuyện ở Italia. Đất nước này được Ủy ban EU, Ngân hàng trung ương Châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế bỏ ra rất nhiều tiền để được cứu thoát khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công. Bây giờ, Italia đã được giải thoát, nhưng cái giá phải trả là không được “tự tung tự tác”, không phải muốn làm gì cũng được trên phương diện chính sách tài chính, ngân sách nhà nước. 

Cụ thể ở đây là kế hoạch ngân sách của chính phủ Italia phải được Ủy ban EU phê duyệt. Mục đích của EU là bắt buộc chính phủ Italia phải tuân thủ kỷ cương tài chính để ngăn ngừa tăng nợ công và thâm hụt ngân sách, tức là ngăn ngừa từ rất sớm và xa, từ tận gốc rễ sự tái bùng phát của khủng hoảng tài chính và nợ công.

Vừa rồi, chính phủ liên hiệp cánh hữu và dân tuý ở Italia đệ trình lên Ủy ban EU kế hoạch ngân sách cho năm tài chính mới mà trong đấy lại thấy có tăng cường chi tiêu chứ không thực hành tiết kiệm, lại vay nợ thêm chứ không giảm bớt nợ công. Như thế làm sao EU có thể chấp nhận được. 

Ủy ban EU đã không thông qua kế hoạch ngân sách này và yêu cầu chính phủ Italia chuẩn bị lại. Mọi phản đối của phía chính phủ Italia đều không làm cho Ủy ban EU thay đổi quan điểm. Đối với EU, sự bác bỏ kiên quyết này có nguyên do ở chỗ Italia vốn có truyền thống “ngựa quen đường cũ” và EU không thể để Italia trở thành tiền lệ xấu.

Còn đối với chính phủ Italia, kế hoạch ngân sách này là chiêu thức quan trọng nhất để tranh thủ cử tri và vì thế việc dân tuý hoá nó là cần thiết, tức là thừa biết là EU khó có thể chấp nhận hoặc thậm chí không thể chấp nhận nhưng vẫn đưa ra, cố đấm ăn xôi thật đấy nhưng vẫn vớt vát được tác động dân tuý đối với cử tri. Ở đây có chuyện lệ làng bị thua phép vua.

Trong cả hai trường hợp này, phép vua trị được lệ làng. Nhưng bị lệ làng thách thức như thế, phép vua cũng không tránh khỏi bị tổn hại cả thể diện lẫn uy danh.

Sự việc bất đồng ngân sách giữa Italia và EU được báo giới châu Âu rất quan tâm tuần qua. EU bác dự thảo ngân sách của Italia với tỉ lệ thâm hụt ngân sách 2,4% cho năm 2019. EU cho Italia ba tuần, đến ngày 14/11, để điều chỉnh lại ngân sách.  

Một tờ báo nhận định EU không có quyền áp đặt một ngân sách cho một nước thành viên đi ngược với nguyện vọng của chính phủ nước đó. Nếu ngày 14/11, Italia không thay đổi ngân sách, thì đây là lần đâu tiên một nước thành viên cố tình từ chối luật chơi trong hiệp ước về ổn định và tăng trưởng của EU.  

Trong xã luận của Libération, “Giữa Roma và Bruxelles là vụ ly hôn kiểu Ý”, tác giả bài viết không đồng tình với việc EU đi ngược lại với ý nguyện của người dân và muốn bắt những người nghèo khó nhất phải hy sinh thêm lần nữa. Tuy nhiên, bài xã luận cho rằng hai bên nên tìm ra một thỏa thuận giữa một chính phủ Italia nghiêm túc hơn và một EU bớt cứng nhắc hơn. 

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.