Hà Nội: Thông qua đề án tên 52 phường, xã mới sau sáp nhập

Hà Nội: Thông qua đề án tên 52 phường, xã mới sau sáp nhập
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hôm qua (25/4), UBND TP Hà Nội thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, trong đó có tên gọi phường, xã mới sau sáp nhập.

Sở Nội vụ cho biết việc đặt tên ĐVHC mới dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các ĐVHC trước khi sắp xếp hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.

Trong số 16 phường mới, có 14 phường sử dụng lại tên cũ của một trong các phường bị sáp nhập, chỉ có hai phường ghép tên cũ thành mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phương Liên - Trung Tự.

Quận Cầu Giấy chỉ thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính và dân số tại một số phường để phù hợp quy định diện tích và dân số nhưng vẫn giữ nguyên số lượng và tên gọi các phường. Cụ thể, điều chỉnh một phần Yên Hòa, Dịch Vọng vào phường Quan Hoa; một phần Nghĩa Đô, Dịch Vọng và Dịch Vọng Hậu vào phường Nghĩa Tân.

Trong số 36 xã mới ở các huyện, có 11 xã sử dụng lại tên gọi cũ của một trong các xã sáp nhập; 20 xã được đặt tên theo cách ghép tên cũ các xã sáp nhập; ba xã có tên mới hoàn toàn là Thiên Đức, Hưng Đạo, Lam Sơn.

Ngoài ra, Hà Nội có 5 thị trấn được sắp xếp, trong đó một thị trấn có tên mới Thượng Phúc. Cụ thể, xã Yên Viên nhập thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm) thành thị trấn Yên Viên. Xã Phúc Hòa nhập thị trấn Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ) thành thị trấn Phúc Thọ.

Xã Thạch Thán nhập thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai) thành thị trấn Quốc Oai. Xã Kim An, Kim Thư nhập thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai) thành thị trấn Kim Bài. Xã Văn Bình, Hà Hồi, Nguyễn Trãi, Văn Phú nhập thị trấn Thường Tín (huyện Thường Tín), thành thị trấn Thượng Phúc.

Hà Nội giữ nguyên ĐVHC cấp huyện sau sắp xếp là 30 (12 quận, 17 huyện, 1 thị xã). Số xã, phường, thị trấn từ 579 sau sắp xếp còn 518 (337 xã, 160 phường, 21 thị trấn), giảm 61 đơn vị (46 xã, 15 phường tại 20 quận, huyện, thị xã).

Sở Nội vụ cho hay trước đó TP lên phương án giảm 70 phường, xã do tính cả huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì. Tuy nhiên, 3 huyện này đang xây dựng đề án lên quận, nên sẽ sắp xếp ĐVHC trong thời gian tới.

UBND TP Hà Nội sẽ xin ý kiến Thành ủy và trình HĐND TP thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC trước 15/5, để hoàn thành hồ sơ gửi Bộ Nội vụ và Ban Chỉ đạo Chính phủ trước ngày 31/5.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận, huyện phải có diện tích tối thiểu 35km2, dân số 150.000; phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30km2.

Đến năm 2025, các tỉnh, thành cần hoàn thành sắp xếp quận, huyện và phường, xã có đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.