Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người lao động

(PLVN) -Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” (giai đoạn 2018-2021), Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đã có nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật, mang lại những hiệu quả tích cực.

Hằng năm, Liên đoàn Lao động thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động các cấp công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, căn cứ tình hình thực tế của các địa phương, đơn vị, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã triển khai kế hoạch tới 100% công đoàn cơ sở để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến đoàn viên, CNVCLĐ.

Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô nói chung, đặc biệt CNLĐ đang làm việc tại các khu công nghiệp - chế xuất trên địa bàn Thành phố, hằng năm, Liên đoàn Lao động thành phố Hà nội giao các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức 130 lớp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; trên 400 Hội nghị tuyên truyền được tổ chức tại các doanh nghiệp và có gần 250.000 người lao động được tuyên truyền trực tiếp tại đơn vị, doanh nghiệp.

Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện, khai thác, quản lý hiệu quả 339 Tủ sách pháp luật tại 92 tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, 50 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, trên 1.000 tủ sách pháp luật tại các doanh nghiệp. Hằng năm, bổ sung trên 50.000 tài liệu tuyên truyền, tờ gấp các loại, tuyên truyền tư vấn pháp luật, Bộ luật Lao động, Luật công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội...cho các tủ sách pháp luật.

Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội và tổ Tư vấn pháp luật của Công đoàn các cấp hoạt động có hiệu quả, thiết thực, tổ chức đối thoại, tư vấn pháp luật lưu động; đã tổ chức 197 cuộc tư vấn trực tiếp cho 34.050 lượt đoàn viên, CNLĐ về các chế độ, chính sách; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Các hình thức, mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật được Liên đoàn triển khai có hiệu quả có thể kể đến như tuyên truyền cổ động trực quan; Cấp phát tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, sổ tay pháp luật công nhân; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa nội bộ, bảng tin các doanh nghiệp; truyền thông trên mạng xã hội; các hội nghị chuyên đề, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền miệng....Đồng thời, với phương châm hướng về cơ sở, phục vụ CNLĐ, các buổi tuyên truyền giáo dục được thuận tiện tiếp cận, phù hợp với tình hình đặc biệt sản xuất kinh doanh cơ sở như: tại phòng làm việc, tại các điểm sinh hoạt văn hóa, tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, tại nhà ăn, ngay tại các xưởng, đơn vị sản xuất...

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội xây dựng Đề án thí điểm “Xây dựng, phát hành Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở” phát hành 1 kỳ/quý (năm 2021), 1 kỳ/tháng (năm 2022) và tiếp tục có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Sản xuất và phát hành ấn phẩm “Bản tin sinh hoạt công đoàn cơ sở” số đầu tiên vào tháng 5/2021 với 10.770 cuốn được phát tới cho các đồng chí Ủy viên BCH, Ủy viên UBKT công đoàn Thành phố và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các công đoàn cơ sở trong toàn hệ thống Công đoàn Thủ đô.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc PBGDPL cho người lao động, người sử dụng lao động còn nhiều khó khăn như tuyên truyền một số nội dung có thời điểm chưa được kịp thời, đồng bộ, rộng khắp do việc xét duyệt kinh phí còn chậm. Cán bộ làm công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật còn chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tuyên truyền, chưa có nhiều kinh nghiệm. Các doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự quan tâm thường xuyên đến công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động tại đơn vị mình. Bên cạnh đó, người lao động tại các doanh nghiệp có phần nhiều là lao động phổ thông nên nhận thức con hạn chế.

Thời gian tới, Liên đoàn Lao động TP tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019; Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của thành phố Hà Nội, những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến người lao động. Trong đó xác định đổi mới các hình thức tuyên truyền phù hợp hơn với tình hình thực tế, tăng cường ứng dụng thông tin, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền theo hướng thiết thực, sinh động, hấp dẫn hơn. Đồng thời nghiên cứu để tổ chức các cuộc thi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.