Hà Nội: Chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, TP Hà Nội đang tích cực với các Ban, Bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) để Luật thực sự đi vào cuộc sống, tạo thể chế hiệu lực, hiệu quả, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

TP được chủ động nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và đầu tư

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô đã được Quốc hội chính thức thông qua.

Luật Thủ đô là bước thể chế hoá quan trọng các chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan.

So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật Thủ đô năm 2024 đã được bổ sung đồng bộ, toàn diện rất nhiều nội dung mới.

Trong đó, quy định về chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô trong Luật hướng mạnh đến việc phân quyền cho TP được chủ động nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và đầu tư.

Nổi bật là, về thu ngân sách, Luật cho phép TP được hưởng các khoản thưởng vượt thu so với dự toán được giao; được ban hành các loại phí, lệ phí mới hoặc tăng, giảm phí, lệ phí; được tăng hạn mức vay lên không vượt quá 120% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; được quyết định một số khoản thu trong khu vực TOD; được giữ lại toàn bộ tiền thu từ đất do TP quản lý, tiền thu từ tín chỉ carbon trên địa bàn TP.

Về chi ngân sách, TP được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi cho đầu tư phát triển; chi từ quỹ dự trữ tài chính với thời gian dài hơn, tỷ lệ cao hơn; được chi việc hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thực hiện di dời; chi hỗ trợ các địa phương bạn, các cơ quan trung ương trong một số trường hợp; chi đầu tư sang các địa phương khác trong dự án liên kết, phát triển vùng.

Đặc biệt, Luật cho phép được sử dụng nguồn chi thường xuyên để cải tạo, sửa chữa, mở rộng công trình, trụ sở tài sản công. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi mua sắm tài sản, sửa chữa theo quy trình chi thường xuyên.

TP được ban hành các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi ngân sách cao hơn hoặc ngoài quy định của Trung ương; được áp dụng hoặc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá mới cao hơn hoặc chưa có quy định của Trung ương.

Đây là quy định quan trọng giúp TP chủ động trong việc tạo lập nguồn thu và sử dụng hiệu quả, linh hoạt ngân sách.

Về đầu tư công, TP được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp dự án do ngân sách địa phương bố trí, mà không bị giới hạn về mức vốn.

Được phép tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập (đối với dự án nhóm B,C) nhằm giúp cho quá trình đầu tư công được thuận lợi, đơn giản hoá, đẩy nhanh quy trình thực hiện.

Về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, TP được áp dụng đầu tư PPP đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao; được nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP lên không quá 70% trong trường hợp dự án có tỷ lệ vốn dành cho giải phóng mặt bằng lớn trên 50%.

Được áp dụng hình thức hợp đồng BT bằng tiền và bằng quỹ đất đối với các dự án trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, thuỷ lợi.

Ngoài ra còn có các chính sách về thu hút nhà đầu tư chiến lược, ưu đãi đầu tư trong một số lĩnh vực cao hơn so với quy định hiện hành...

Đưa các quy định của Luật sớm đi vào cuộc sống

Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025; 5 quy định có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật quy định 10 nội dung thực hiện chuyển tiếp để bảo đảm sự ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thi hành các cơ chế, chính sách mới theo Luật Thủ đô.

Hiện nay, TP Hà Nội đang tích cực triển khai các công việc để thi hành Luật Thủ đô, đưa các quy định của Luật sớm đi vào cuộc sống.

Trên thực tế, UBND TP Hà Nội cho biết, ngay trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua, TP Hà Nội đã chủ động chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô.

TP cũng tham gia góp ý xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Tư pháp để thống nhất về các nhiệm vụ theo Kế hoạch của Trung ương và TP nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai nhiệm vụ từ Trung ương đến TP.

Sau khi Luật Thủ đô chính thức được công bố, TP đã khẩn trương, kịp thời ban hành ngay Kế hoạch triển khai thi hành Luật.

Về cơ bản, Kế hoạch triển khai thi hành Luật tập trung vào một số nhiệm vụ chính. Trong đó, về tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thi hành Luật, TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phổ biến sâu rộng Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân và địa phương.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tập trung quán triệt, tuyên truyền để đạt sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm của Thủ đô. Từ đó, khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, xây dựng Thủ đô trở thành TP đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới, TP kết nối toàn cầu, TP sáng tạo.

Cùng với đó là xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và quy định theo thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô.

Lãnh đạo TP Hà Nội xác định các văn bản pháp luật nói chung, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy định chi tiết là nhiệm vụ quyết định đến tính khả thi, hiệu quả khi thi hành Luật.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề đối với TP. Theo thống kê, Luật giao Chính phủ quy định 6 nội dung, giao HĐND TP 52 nội dung, UBND TP 15 nội dung.

Luật giao ban hành văn bản để triển khai thực hiện 96 nhiệm vụ, trong đó 74 nhiệm vụ phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 22 nhiệm vụ ban hành văn bản cá biệt.

Do đó, trước mắt TP sẽ phối hợp cùng các cơ quan Trung ương xây dựng và trình Chính phủ 3 nội dung; TP xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 1/1/2025 để bảo đảm hiệu lực thi hành Luật Thủ đô.

Cùng với đó, TP cũng tiến hành rà soát các văn bản của TP, cấp huyện có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Thủ đô, các văn bản quy định để thi hành Luật Thủ đô với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của TP.

Đồng thời, tổ chức theo dõi thi hành Luật Thủ đô nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện các quy định pháp luật về Thủ đô.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Các đại biểu tại hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”
(PLVN) - Sáng 14/11/2024, tại TP HCM, Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”. Dự thảo Luật này đã được Chính phủ công bố và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Nội dung của Dự thảo cũng đã có nhiều thay đổi lớn...

Cần Thơ: Diễn đàn 'Sinh viên với an toàn giao thông'

Các đại biểu tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT. (Ảnh: Long Vĩnh)
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức Diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)”.

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái
(PLVN) - Tín dụng chính sách đã và đang trở thành đòn bẩy quan trọng, góp phần thúc đẩy huyện Trấn Yên chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng mới của tỉnh Yên Bái. Với nguồn vốn ổn định và chính sách hỗ trợ linh hoạt, NHCSXH huyện Trấn Yên đã giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế bền vững.

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang
(PLVN) - Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự (ANTT) là mô hình điểm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được xây dựng ở địa bàn có người dân theo đạo Công giáo tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang). Sau 6 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại hiệu quả, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Đồng lòng xây dựng Yên Bái phát triển bền vững, bản sắc và hạnh phúc

Đồng lòng xây dựng Yên Bái phát triển bền vững, bản sắc và hạnh phúc
(PLVN) - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV thông qua Quyết tâm thư, trong đó nêu rõ, các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc...

Cháy lớn xưởng gỗ trong khu công nghiệp Hố Nai

Cháy lớn xưởng gỗ trong khu công nghiệp Hố Nai
(PLVN) - Lực lượng chữa cháy huy động phương tiện, thiết bị nỗ lực trong nhiều giờ để dập tắt đám cháy tại nhà xưởng sản xuất gỗ trong Khu công nghiệp Hố Nai, thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Cần Thơ hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Cần Thơ hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ (Ban ATGT TP Cần Thơ) phối hợp với trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tổ chức diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”.

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu
(PLVN) - Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường trên địa bàn, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động các biện pháp phòng tránh; đồng thời, cảnh báo và di dời người dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thị sát dự án sân bay Long Thành

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thị sát dự án sân bay Long Thành
(PLVN) - Chiều 13/11, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Đoàn công tác đã thị sát công trường dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) và làm việc với các đơn vị liên quan, đồng thời thăm hỏi người dân khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.