Hôm qua, Sở Tư pháp Hà Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2011.
Hà Giang là một tỉnh nghèo, nhận thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho các đối tượng này là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của ngành Tư pháp. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Hầu Minh Lợi, Giám đốc Sở Tư pháp.
- Ông đánh giá như thế nào về sự “chung tay” của các ngành trên địa bàn Hà Giang sau khi có Chỉ thị 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL?.
Ông Hầu Minh Lợi, Giám đốc Sở tư pháp Hà Giang |
Theo đó, Hội đồng của các cấp, ngành cũng được củng cố kiện, toàn bổ sung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 195/195 xã, phường, thị trấn đã củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tư pháp cấp xã.
Nhờ củng cố các Hội đồng, từ đây việc phân công, phân nhiệm đã rõ ràng, các thành viên đã phát huy vai trò làm đầu mối trong công tác PBGDPL.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn có đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đông đảo với 77 báo cáo viên cấp tỉnh, 350 báo cáo viên cấp huyện, trên 4500 tuyên truyền viên pháp luật, thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, lỹ năng tuyên truyền PBGDPL. Và đây là lực lượng nòng cốt trong công tác này.
Nhằm xã hội hóa công tác tuyên truyền pháp luật, coi đây là nhiệm vụ của chỉ riêng ngành Tư pháp, chúng tôi đã quan tâm, đề cao việc phối hợp giữa các ngành. Đến nay Sở Tư pháp đã mở rộng ký kết 5 chương trình, kế hoạch liên tịch PBGDPL với 14 ngành trong tỉnh.
- Ông đánh giá như thế nào về các hình thức PBGDPL ở Hà Giang, loại hình nào đang cần phải nhân rộng?
- Do đặc điểm là địa bàn nhiều dân tộc, giao thông cách trở và nhận thức của một bộ phận người dân về pháp luật còn hạn chế nên chúng tôi xác định đối tượng nào phải hình thức đó. Cách thức tuyên truyền cũng phải liên tục đổi mới để tạo sự hấp dẫn cho đối tượng thụ hưởng.
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn ở Hà Giang đã có tủ sách pháp luật, 200 tủ sách/ngăn sách pháp luật ở các điểm bưu điện văn hóa và nhiều cơ quan cấp tỉnh cũng đã có tủ sách. Hàng năm các tủ sách này đã thu hút hàng chục nghìn người tìm hiểu. |
Đặc biệt, ngành Tư pháp cũng chú trọng các hình thức tuyên truyền trực tiếp như trợ giúp pháp lý lưu động. Hiện Hà Giang còn có 2047 tổ hòa giải với hơn 10 ngàn hòa giải viên, trong những năm qua các hòa giải viên đã thụ lý gần 3 ngàn vụ, trong đó hòa giải thành 2800 vụ. Thông qua hòa giải cũng góp phần tuyên truyền pháp luật
- Nhiều năm qua, Hà Giang luôn là địa bàn thiếu hụt cán bộ tư pháp, điều này ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền như thế nào, thưa ông?
- Vấn đề biên chế cho ngành Tư pháp nói chung, và biên chế làm PBGDPL nói riêng mặc dù những năm gần đây đã được quan tâm cải thiện nhưng nói chung vẫn thiếu. Hiện nay, Phòng PBGDPL của Sở Tư pháp chỉ mới có 2 biên chế, trong khi khối lượng công việc rất lớn. Đội ngũ cán bộ Phòng Tư pháp mỗi đơn vị có từ 3 - 5 cán bộ, hiện toàn tỉnh chỉ còn 2 đơn vị cấp xã chưa có cán bộ tư pháp chuyên trách. Với lực lượng như vậy vẫn rất thiếu so với yêu cầu thực tiễn. Chúng tôi rất cần bổ sung thêm lực lượng làm công tác này
- Để làm tốt công tác PBGDPL, Hà Giang cần những điều kiện gì?
- Hiện nay, kinh phí hàng năm Hà Giang được cấp rất hạn hẹp, chưa kịp thời, do đó nhiều hoạt động hướng về cơ sở chưa thường xuyên, hiệu quả. Bên cạnh con người và kinh phí, thì cấp ủy, chính quyền cần quan tâm hơn nữa đối với công tác PBGDPL. Bản thân cán bộ Tư pháp cũng cần nâng cao tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm hơn với công việc còn nhiều khó khăn này.
- Xin cám ơn ông!
Bình An (thực hiện)