Gửi tiền ngân hàng cần kiểm tra thường xuyên: Người dân “tá hỏa” với lời khuyên của Ngân hàng nhà nước

 Eximbank, ngân hàng bị khách hàng tố mất 245 tỷ đồng trong tài khoản
Eximbank, ngân hàng bị khách hàng tố mất 245 tỷ đồng trong tài khoản
(PLO) - Liên quan đến các vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng, đại diện Ngân hàng nhà nước (NHNN) khuyến nghị khách hàng khi gửi tiền nên đến tận nơi thực hiện giao dịch tại trụ sở các TCTD và nên thường xuyên kiểm tra, rà soát số dư tiền gửi để tránh bị mất cắp… 

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018, trả lời câu hỏi của báo chí về việc người dân khiếu nại mất tiền trong một số tài khoản tiết kiệm thời gian gần đây Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là vấn đề mà NHNN đang tìm cách khắc phục và đưa ra những khuyến nghị đối với người dân khi gửi tiền.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, với một số vụ mất tiền, NHNN đã có chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực phối hợp với khách hàng, các cơ quan chức năng khác để đưa ra phương án xử lý bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp người gửi tiền.

“NHNN cũng khuyến nghị khách hàng gửi tiền nên đến tận nơi thực hiện giao dịch tại trụ sở các TCTD, nên thường xuyên kiểm tra, tra soát số dư tiền gửi. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho TCTD và các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn việc lạm dụng chiếm đoạt tài sản của khách hàng”- đại diện NHNN đưa ra lời khuyên.

Thông tin này khiến cho nhiều người dân hoang mang. Chị Vũ Bích Ngọc (Quận Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn: “Thường xuyên là bao lâu? 1 tuần, 1 tháng hay hàng ngày?”. Chị Ngọc cho biết, chị có ít tiền chia ra gửi dài hạn một số ngân hàng, cũng để tránh rủi ro và đối phó với quy định của bảo hiểm tiền gửi, “Như thế đã cẩn thận lắm rồi, bây giờ lại chạy sô các ngân hàng nhờ nhân viên kiểm tra số dư???”- Chị Ngọc băn khoăn. 

Ông Lương Hoài Nam, chuyên gia kinh tế bình luận: “Đây là một ý kiến đáng ngại của NHNN!”. Theo vị chuyên gia này, tài khoản ngân hàng của một cá nhân không phải là một cái hộp sắt đựng tiền gửi ở ngân hàng để chủ tài khoản có thể đến mở ra xem trong đó có còn tiền gửi của mình hay là bị mất rồi. “Về bản chất, tài khoản là một trang ghi chép công nợ giữa chủ tài khoản và ngân hàng. Số dư tài khoản thể hiện số tiền ngân hàng nợ chủ tài khoản. Khi tôi mang 1 tỷ đồng tiền mặt đến giao cho nhân hàng, ngân hàng ghi thêm một tỷ đồng vào tài khoản của tôi, có nghĩa là ngân hàng nợ tôi thêm 1 tỷ đồng. Còn số tiền vật lý 1 tỷ đồng với các số series cụ thể mà tôi nộp vào thì ngân hàng cho vào két, hoà cùng với các khoản tiền khác và mang đi cho vay lấy lãi, chứ ngân hàng không bọc giấy lại rồi giữ đó cho tôi. Nếu vì một lý do nào đó mà số tiền tôi đưa cho ngân hàng bị mất, thì đó là mất tiền của ngân hàng chứ không phải mất tiền của tôi. Sau khi tôi giao tiền cho ngân hàng và ngân hàng đã xác nhận thì số tiền đó đã là của ngân hàng, không còn của tôi nữa. Của tôi là khoản ngân hàng nợ tôi và có nghĩa vụ trả cho tôi khi đến hạn…”- Ông Nam phân tích.

Theo vị chuyên gia này, đây là chuyện quan trọng và không thể im lặng.

Trao đổi với  PV Báo Pháp luật Việt Nam, Luật sư Trương Thanh Đức. Chủ tịch Công ty Luật BASICO khẳng định, lời khuyên của NHNN là sai cơ bản. “Trách nhiệm bảo dảm an toàn là của ngân hàng. Kiểm tra chỉ để biết mất hay chưa, tức buồn nhanh hay buồn chậm chứ không tránh được rủi ro!”- Luật sư Đức khẳng định. 

Về lời khuyên khách hàng gửi tiền nên đến tận nơi thực hiện giao dịch tại trụ sở các TCTD, theo Luật sư Đức, đây cũng là lời khuyên ngược đời, bởi khác hàng đến giao dịch tại TCTD hay hình thức khác vẫn hợp pháp, hợp lệ, và được được phép. Việc ngân hàng đến tận nơi khách hàng làm thủ tục không sai quy định, quy trình và như thế là hợp lý, vì lợi ích của cả 2 bên. “Không những khách hàng VIP, mà khách thường nhiều ngân hàng vẫn sẵn sàng đến thu tiền, giải ngân lẻ tẻ…”- Luật sư Đức cho biết và khẳng định: “Rủi ro nào thì ngân hàng cũng phải kiểm soát đầu tiên!”

Trao đổi với Luật sư Đức về các quy định liên quan đến hình thức gửi tiền, Luật sư khẳng định, không có quy định nào cấm (làm thủ tục tại địa điểm của khách hàng- PV), trong khi các ngân hàng có quy định về dịch vụ ngân hàng tại nhà/ tại chỗ.

Luật sư Đức cũng đưa ra lời khuyên cho người gửi tiền: Thứ nhất, người gửi tiền cần thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục giao dịch; kiểm tra đầy đủ, chính xác các giấy tờ, nội dung; Thứ hai, để tạm thời đối phó với “thời rối ren” (lời Luật sư Đức- PV), người gửi tiền cần hạn chế giao dịch ở môi trường phi chính thống (ngoài quầy giao dịch của ngân hàng), vì dễ bị lợi dụng; Thứ ba, đăng ký tin nhắn và kiểm tra số dư đế kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý để phần nào hạn chế rủi ro.

“Còn điều quan trọng nhất là gửi lời khuyến nghị đến các ngân hàng và nhà nước: Đừng tiếp tay cho việc tái diễn tình trạng mất tiền bằng việc phủi tay của ngân hàng và đẩy trách nhiệm bồi thường cho cá nhân phạm tội!”- Luật sư Đức nhắn gửi.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.