GS.TS.Nguyễn Lân Dũng: Không nên nương nhẹ với học sinh phạm luật

Nếu không giáo dục ngay từ hôm nay thì làm sao có được những con người như Bác Hồ nói là “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa mà từ bé đã có thói quen bạo lực học đường thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đó là quan điểm ứng xử của GS.TS. Nguyễn Lân Dũng với thiểu số các “đại ca”, “đại tỷ” đóng vai “đại bàng” trong học đường. Cũng theo nhà giáo kiêm đại biểu quốc hội đáng kính này, “con người xã hội chủ nghĩa mà từ bé đã có thói quen bạo lực học đường thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

1
GS.TS Nguyễn Lân Dũng

Báo PLVN trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ý kiến của GS.TS.Nguyễn Lân Dũng về vấn nạn bạo lực học đường.

“Gần đây, những vụ bạo lực học đường được dư luận bức xúc và lên tiếng rất nhiều. Buồn là nó có ở khắp nơi, không phải là ở một thành phố, một tỉnh mà thành phố nào, tỉnh nào cũng có những chuyện như thế.

Trong năm 2009 đã có 9.000 vụ phạm tội do học sinh, sinh viên và thanh niên gây ra, đấy là con số không nhỏ. Những vụ việc mà học sinh đánh hội đồng hay là những hành vi bắt nạt nhau bằng vũ lực cũng ngày càng gia tăng.

Tôi có theo dõi việc khảo sát tại hai trường phổ thông trung học ở Hà Nội thì có đến 96,7% học sinh trả lời là có hiện tượng nữ sinh đánh nhau trong trường. Trong đó, 44,7% cho là rất thường xuyên, 38% cho là thường xuyên, và 45% cho đó là chuyện bình thường.

Báo Pháp luật TP.HCM đưa ra con số rất đáng suy nghĩ, đó là những hành vi bạo lực đó có 63% do ảnh hưởng không tốt từ gia đình. Trong đó, 46% do cha mẹ bận rộn mà không quản lý, quan tâm, chăm sóc đến trẻ em, 4% do cha mẹ nêu gương xấu, 9% do cha mẹ nuông chiều và 4% do cha mẹ tạo nên những chấn thương về tâm lý.

Tôi thiết nghĩ, với trẻ em, đạo đức là chuyện phải được uốn nắn hàng ngày trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội. Con cái những gia đình có gia phong nền nếp không thể có thói quen nói tục, hỗn láo..., càng không thể có những hành vi bạo lực với bè bạn. Đấy phải là một quá trình rèn luyện mà bố mẹ phải thường xuyên chú ý nhắc nhở, khuyên bảo, răn đe... với con em từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành.

Nhà tôi có tám anh chị em, bố mẹ tôi chưa bao giờ đánh con cái một cái nào, không có hình phạt gì mà chỉ có khuyên bảo, vậy mà tám anh chị em chúng tôi đều hòa thuận và thành đạt. Thế hệ chúng tôi cũng học tập bố mẹ, cũng không bao giờ đánh mắng mà chỉ khuyên nhủ, động viên con cái.

Tôi nghĩ lại, thời chúng tôi đi học không hề có những chuyện bạo lực. Tại sao? Bởi vì thầy cô giáo là những tấm gương mẫu mực. Vì chúng tôi học cho mình, cố gắng vượt qua mọi khó khăn để học lấy chữ, để có thể đóng góp cho đời. Như vậy thì làm sao có chuyện học sinh, sinh viên không học hành, lang thang, đánh nhau? Môi trường giáo dục lành mạnh là học sinh lành mạnh.

GS.Ngô Bảo Châu - học sinh khóa đầu tiên của Trường Thực nghiệm Giảng Võ có nói rằng GS.Ngọc Đại không dạy anh toán, nhưng dạy anh phương pháp tư duy, ham muốn học tập, ham muốn tiến bộ. Và tôi nghĩ trong cải cách giáo dục, nên lấy phương châm “Dạy người cần trước dạy chữ”, “Dạy người kết hợp với dạy chữ”. Và cần nâng cao hơn nữa sự giám sát của nhà trường đối với những học sinh cá biệt.

Tôi đồng ý với ý kiến của nhiều giáo viên cho rằng không nên nhân đạo bằng cách nương nhẹ đối với những học sinh vi phạm pháp luật. Bởi vì nhân đạo với một thiểu số đó tức là không nhân đạo với số đông học sinh.

Học sinh bị ảnh hưởng rất lớn từ những mầm mống bạo lực trong xã hội. Từ bạo lực trên sân cỏ như cầu thủ đánh nhau, cầu thủ chửi trọng tài, đến bạo lực trong kinh doanh như chèn ép nhau, cạnh tranh nhau không lành mạnh, kèn cựa nhau, nói xấu nhau, rồi ảnh hưởng của game online, phim bạo lực, internet không lành mạnh, ảnh hưởng của việc chat chit, yêu đương trên mạng, học sinh cấp hai vào nhà nghỉ với bạn gái...

Xã hội không lành mạnh sẽ tác động đến học sinh. Các em đến tuổi dậy thì, có sự thay đổi về tâm lý đó là muốn chứng tỏ bản lĩnh, muốn chứng tỏ quyền lực của mình cho nên bắt nạt được bạn thì thấy thú vị. Từ bắt nạt nhỏ đối với những người không cho mình cóp bài, đến việc có thể gây án mạng chỉ vì mâu thuẫn băng nhóm.

Điều đáng lo ngại là sự vô cảm của những học sinh, sinh viên chứng kiến các vụ việc bạo hành. Một lý do dẫn đến thái độ đó là tâm lý sợ bị trả thù khi tham gia vào việc can ngăn. Thứ hai nữa là coi việc đánh đấm nhau là chuyện bình thường, không thấy đấy là xấu xa, thậm chí còn cổ vũ và tỏ ra thích thú. Bất ổn xã hội làm cho bọn trẻ coi chuyện tai nạn giao thông là bình thường, cũng như đánh nhau là chuyện bình thường.

Sự ổn định của xã hội, bao gồm cả sự nghiêm minh của pháp luật, sự gương mẫu của người lớn và tránh các tác động có hại trong thời đại thông tin. Văn hóa nhường nhịn và Văn hóa kỷ cương sẽ giúp cho sự bình ổn của trật tự xã hội.

Nếu làm tốt chuyện giáo dục học đường, dạy chữ đồng thời phải dạy người, quản lý xã hội tốt, quản lý gia đình tốt thì đương nhiên hành vi bạo lực học đường sẽ giảm. Và điều đó không khó nếu chúng ta đều quyết tâm thực hiện.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, tôi nghĩ rằng các đại biểu tham dự Đại hội Đảng rất cần phải quan tâm tới chuyện này, bởi vì thế hệ học sinh hôm nay là thế hệ chủ lực của năm 2020, khi đất nước chúng ta trở thành một nước công nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại.

Nếu không giáo dục ngay từ hôm nay thì làm sao có được những con người như Bác Hồ nói là “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa mà từ bé đã có thói quen bạo lực học đường thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Theo tôi, rất đáng quan tâm chuyện này nhưng cũng đừng thổi phồng lên quá mức, gây ra hoang mang trong dư luận xã hội”./.

Thu Hồng (ghi)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.