Góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 4. 
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 4. 
(PLO) - Trong hai ngày 23 và 24/10/2017, tại TP Clark, Philippines đã diễn ra hai Hội nghị quan trọng là: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 11 với chủ đề “Chung tay để thay đổi, hội nhập cùng thế giới” và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 4. Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị HADMM+ lần thứ 4.

Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN có Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng 10 nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Tham dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 4 có Bộ trưởng Quốc phòng, đại diện Bộ trưởng Quốc phòng của các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác gồm Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Nga. Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Việt Nam tham dự hai Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 4.

Báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh trình bày tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 4 cho thấy, các cơ chế do ASEAN giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, ADMM, ADMM+ tiếp tục phát huy tác dụng, là yếu tố quan trọng để duy trì môi trường hòa bình trong khu vực. Đặc biệt, cơ chế ADMM+ là diễn đàn hợp tác thực chất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần duy trì sự ổn định trong khu vực.

Tổng Thư ký ASEAN cho biết, vấn đề Biển Đông vẫn nằm trong ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của các cuộc họp của ASEAN trong năm qua. Điều đó có thể thấy được qua việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế thảo luận về xây dựng COC, cũng như cơ chế xây dựng lòng tin đối với các nước có liên quan để xử lý vấn đề khẩn cấp ở Biển Đông. Ngoài ra, các vấn đề như tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, buôn lậu ma túy, an ninh mạng cũng nằm trong mối quan tâm của ASEAN. 

Các trưởng đoàn tham dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 4 nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN; đánh giá cao những kết quả hợp tác thực chất trong khuôn khổ ADMM+. Cơ chế hợp tác ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh - quốc phòng ở khu vực và trên thế giới. Các trưởng đoàn đã thảo luận về sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, bạo lực cực đoan và bày tỏ sự quan tâm đến những diễn biến gần đây trên Bán đảo Triều Tiên. Các thách thức an ninh phi truyền thống khác như an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy cũng được đề cập tại Hội nghị.

An ninh biển là một nội dung được thảo luận nhiều tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 4. Hội nghị ghi nhận nỗ lực của các thành viên ADMM+ trong việc thúc đẩy hợp tác thực tế về vấn đề an ninh biển. Tại Hội nghị, nhiều nước nhấn mạnh đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong các tranh chấp trên biển, đồng thời bày tỏ ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế.

Về vấn đề Biển Đông, Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sau khi đạt được bộ khung COC, nhằm xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực. Môi trường hòa bình ổn định thật sự sẽ đến khi các nước chung tay giải quyết các thách thức với cùng một nhận thức, với một “lòng tin chiến lược”.

Phát biểu tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 4, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao chủ đề hội nghị năm nay mà nước chủ nhà Philippines đưa ra. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng, “Chung tay tạo đổi thay, kết nối với toàn cầu” không chỉ là mong muốn của các nước ASEAN mà còn là mong muốn của các nước đối tác của ASEAN, đặc biệt là 8 nước đối tác có mặt tại Hội nghị lần này.

Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, để mong muốn có thể trở thành hiện thực, điều cần trước tiên là một môi trường thuận lợi, thật sự hòa bình, ổn định. “Hòa bình, hợp tác và phát triển đến nay tiếp tục là xu thế chủ đạo, song chúng ta đang đối mặt với những thách thức, thậm chí là chưa từng có đối với văn minh và phát triển của nhân loại” - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

Những thách thức đó bao gồm sự bất ổn về an ninh, nguy cơ xung đột, nạn khủng bố, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền trên biển cũng như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Ngoài ra, vấn đề ngư dân cũng là một trong những vấn đề mà nếu không được giải quyết ổn thoả sẽ có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị, trong khi các quốc gia liên quan đang cùng nhau thống nhất các giải pháp mang tính pháp lý lâu dài, cần lấy biện pháp tuyên truyền, giáo dục, không nên có những hành động đối xử thô bạo hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết trên tinh thần hữu nghị, láng giềng, truyền thống.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng, để có môi trường hòa bình ổn định thật sự thì các nước phải chung tay giải quyết các thách thức với cùng một nhận thức, với một “lòng tin chiến lược”, theo khuôn khổ pháp lý chung, không vì lợi ích của riêng mình mà bỏ qua lợi ích của các nước láng giềng, các đối tác. “Nhận thức chung” và “lòng tin chiến lược” chỉ có và được củng cố khi hợp tác chung phải được tăng cường và đi vào thực chất, với những hoạt động mang tính thiết thực” - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, một trong những mục tiêu của ADMM và ADMM+ là góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Vì vậy, đòi hỏi các nước cần phải tham gia một cách thực tâm, có trách nhiệm vào các cơ chế này, trong đó một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đó là duy trì được sự đoàn kết, thống nhất và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN.

Thời gian vừa qua, nhiều nước đối tác ngoài khu vực ASEAN đã thể hiện mong muốn được tham gia vào cơ chế ADMM+. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng, việc ADMM+ ngày càng có được sự quan tâm thể hiện tầm quan trọng, tính hấp dẫn và vai trò của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch gợi ý có thể cân nhắc đến các mong muốn này, đưa ra tài liệu khái niệm với các tiêu chí lựa chọn, trước mắt có thể là quan sát viên trong các nhóm chuyên gia ADMM+.

Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho hay, ngay từ năm 2017, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã xúc tiến công tác chuẩn bị cho việc tổ chức các Hội nghị Quốc phòng - Quân sự ASEAN năm 2020, trong đó quan trọng nhất là việc tổ chức Hội nghị ADMM lần thứ 14, ADMM+ lần thứ 7 và kỷ niệm 10 năm thành lập Cơ chế  ADMM+. “Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của tất cả các nước thành viên ASEAN cũng như các nước đối tác để hoàn thành trọng trách này” - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kết thúc bài phát biểu. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...