Giữ gìn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Việt Nam

Một tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc của học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu. (Ảnh Bảo Châu)
Một tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc của học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu. (Ảnh Bảo Châu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều cuộc thi âm nhạc dân tộc đã được tổ chức nhằm giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về sự phong phú, đa dạng, độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam; động viên, khích lệ đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của âm nhạc dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Kho tàng dân ca và nhạc cụ dân tộc

Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ, tiếng nói riêng, trong đó có nền âm nhạc mang sắc thái riêng, bao gồm kho tàng dân ca, nhạc cụ phong phú, đặc sắc gắn liền với đời sống tinh thần, vật chất và tâm linh của đồng bào.

Một trong những nhạc cụ dân tộc lâu đời nhất ở Việt Nam phải kể đến đàn đá. Đây là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước và độ dày, mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá, người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra các âm vực. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang xa.

Nhạc cụ của người Thái Tây Bắc cơ bản gồm bộ hơi: các loại pí - (sáo dọc), khèn bè; bộ dây: đàn tính, nhị và bộ gõ: trống, chiêng, chũm chọe, quả nhạc… Nhạc cụ truyền thống của người Mông Tây Bắc bao gồm khèn, kèn, trống, chiêng, sáo, cây gậy tiền, đàn nhị, khèn môi, kèn lá… Nhạc cụ của người Ê Đê như cồng chiêng, trống, sáo, khèn, bro, gôc, kni, đàn, đinh năm, đinh ktuk, T’rưng, Ana Kongan được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Hiện nay, tại các vùng có cồng chiêng như ở Tây Nguyên, hàng năm có tổ chức Lễ hội cồng chiêng rất lớn.

Có thể nói, mỗi nhạc cụ dân tộc Việt Nam đều được chế tác tại chỗ, từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của chính những người sử dụng. Mỗi nhạc cụ có một công thức tạo tác và được sử dụng vào mục đích khác nhau.

Nhiều cuộc thi ý nghĩa

Trong công cuộc bảo vệ, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc Việt, nhạc cụ dân tộc là yếu tố được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm hàng đầu. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào các dân tộc.

Từ ngày 10 - 14/6, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ ngày 20 - 26/6, tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình diễn ra cuộc thi “Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023”. Cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cùng các đơn vị liên quan tổ chức.

Đây không chỉ là sân chơi nghệ thuật nhằm tôn vinh, quảng bá các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam, từ đó góp phần thiết thực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc dân tộc, mà còn mang đến cơ hội để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc, các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ dân tộc được thể hiện tài năng, đồng thời được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.

Cuộc thi cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật rút ra kinh nghiệm, bài học trong công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng, từ đó tìm được những phương thức hoạt động phù hợp góp phần thúc đẩy các loại hình âm nhạc truyền thống phát triển trong thời kỳ mới.

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi thu hút sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ đến từ 38 đơn vị nghệ thuật trên cả nước và chia thi thành 4 bảng. Tại cuộc thi, các đơn vị nghệ thuật tham gia cả hai loại hình độc tấu và hòa tấu, có thể kết cấu thành chương trình nghệ thuật thời lượng 20 - 35 phút. Hội đồng Giám khảo là các nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, quản lý nghệ thuật có uy tín, tài năng và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là chuyên ngành biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Trước đó, cuối tháng 5/2023, “Hội thi giọng hát dân ca và tài năng biểu diễn nhạc cụ thành phố Hà Nội mở rộng, năm 2023” diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội do Thành đoàn Hà Nội chủ trì. Hội thi được tổ chức ở bốn bảng: Hòa tấu nhạc cụ dân tộc, độc tấu nhạc cụ dân tộc, tốp ca và đơn ca, với tổng số 120 tiết mục, thu hút hơn 200 học sinh từ 7 đến dưới 16 tuổi tham gia.

Hội thi là dịp để thiếu nhi cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thể hiện năng khiếu và đam mê âm nhạc, đồng thời nhằm phát hiện năng khiếu âm nhạc dân tộc để bồi dưỡng, phát triển nền âm nhạc truyền thống. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 khán giả là giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh của các trường học trên địa bàn thành phố.

Theo Trưởng Ban Giám khảo, NSND Hoàng Anh Tú, các tiết mục biểu diễn năm nay có sự đầu tư, dàn dựng công phu, nội dung phong phú và có chất lượng cao, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Các tiết mục tham dự không chỉ thể hiện tài năng, niềm đam mê của học sinh Hà Nội với âm nhạc, nghệ thuật, mà còn góp phần gìn giữ và phát huy âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ mở "lớp học dân ca 0 đồng” cho trẻ em.

Cần Thơ mở "lớp học dân ca 0 đồng” cho trẻ em.

(PLVN) -  Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.

Đọc thêm

Thế giới ngợi ca Người - Danh nhân Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón chào khi đến thăm thành phố Novosibirsk, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (nay là Liên bang Nga), ngày 10 tháng 7 năm 1955. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại không chỉ đối với Nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới. Người là một nhân vật lịch sử được yêu thích khắp năm châu không chỉ bởi tài năng lỗi lạc mà còn bởi phẩm chất đạo đức trong sáng, đẹp đẽ, kết tinh những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Việt trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Vinh danh 'Y thánh Việt Nam' giữa lòng Hà Nội

Phố Lãn Ông tập trung nhiều cửa hàng đông y, buôn bán thuốc nam với lịch sử hàng trăm năm. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO phê chuẩn trong danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024” với công lao đóng góp, cống hiến cho nền y học của dân tộc Việt Nam. Tại phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông, người dân và du khách sẽ được tìm hiểu nghề đông y truyền thống, các bài thuốc quý.

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) - Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định của UBND thành phố công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Keo năm 2024.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.
(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024
(PLVN) - Sáng ngày 8/5/2024 (tức ngày 1/4 âm lịch), Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024 được khai mạc long trọng tại đền Đồng Xâm - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ khai mạc thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…