“Giải thoát” Thủ đô khỏi sức ép dân cư?

Không ảnh hưởng đến quyền cư trú của công dân, nhưng có thể hạn chế sức ép dân cư lên hạ tầng đô thị của Thủ đô đang trong tình trạng quá tải luôn là bài toán khó cho Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (LTĐ) .

Không ảnh hưởng đến quyền cư trú của công dân, nhưng có thể hạn chế sức ép dân cư lên hạ tầng đô thị của Thủ đô đang trong tình trạng quá tải luôn là bài toán khó cho Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (LTĐ) .

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp.

Tạm trú liên tục 2 năm mới được đăng ký thường trú

Mật độ dân số quá cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng và quản lý xã hội của TP.Hà Nội. Đa số các chuyên gia đều nhất trí với qui định tại điều 21 dự thảo LTĐ, “công dân đang tạm trú được đăng ký thường trú tại nội thành nếu có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 2 năm trở lên”. So với Luật Cư trú, qui định này “cao” hơn (Luật Cư trú quy định 1 năm trở lên).

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc qui định thêm một số điều kiện đăng ký thường trú  “chỉ áp dụng đối với công dân thuộc diện tạm trú và chỉ áp dụng ở nội thành”, các trường hợp khác vẫn thực hiện theo Luật Cư trú. “Như vậy sẽ tránh hiểu lầm là LTĐ không cho đăng ký thường trú ở Hà Nội đối với các trường hợp qui định tại khoản 2,3,4 Điều 20 Luật Cư trú”.

Không chỉ có vậy, khoản 1 điều 21 dự thảo LTĐ còn qui định “nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú”. Theo lý giải của ông Lê Thành Long, bổ sung như vậy để tránh tình trạng tạm trú một nơi nhưng lại đăng ký thường trú ở một nơi khác, gây khó khăn cho công tác quản lý dân cư.

Thu nhập ổn định phải xuất phát từ việc làm hợp pháp

Có nên quy định phải có việc làm hợp pháp, thu nhập ổn định... mới được nhập cư cũng là vấn đề được quan tâm. Ông Kiều Đình Thụ (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) nhận thấy, hiện chưa có công cụ kiểm soát thu nhập, nên đưa ra điều kiện về thu nhập ổn định mà không có công cụ kiểm soát thì “mục đích để Hà Nội kiểm soát dân cư qua thu nhập khó thành hiện thực”.

Trong khi vẫn còn ý kiến lo ngại về tính khả thi của điều kiện về việc làm, thu nhập, bà Hồ Thị Kim Thoa (Thứ trưởng Bộ Công thương) cho rằng, không thể hạn chế việc đăng ký thường trú của người không có việc làm ổn định hay có việc làm nhưng thu nhập không ổn định nếu không qui định rõ trong LTĐ. Vấn đề đáng lưu ý là thu nhập ổn định phải xuất phát từ việc làm hợp pháp vì “không thể chấp nhận những người có thu nhập ổn định từ những hoạt động bị pháp luật cấm như buôn bán hàng cấm, hoạt động mại dâm…”.

Tán thành quan điểm điều kiện nhập cư vào Hà Nội, nhất là ở khu vực nội thành, phải khác các khu vực khác, ông Nguyễn Văn Pha (Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam) đề nghị, có chính sách ưu tiên cho những người có trình độ cao về khoa học kỹ thuật, công nhân có trình độ cao khi muốn đăng ký thường trú tại nội đô Hà Nội. Đồng thời lưu ý, qui định về thu nhập và việc làm chỉ áp dụng đối với những người đang ở độ tuổi lao động, “chứ qui định cho cả cha mẹ già, con nhỏ của người đó cùng nhập cư là bất hợp lý”…

* Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: “Phải thắt chặt hơn nữa điều kiện đăng ký thường trú vào các quận nội thành theo hướng bổ sung thêm điều kiện “có việc làm hợp pháp hoặc có thu nhập ổn định”. Có như vậy mới hạn chế được các yếu tố mất trật tự, an toàn xã hội và gánh nặng cho chính quyền TP từ số người thường trú ở nội thành không có việc làm hoặc không có thu nhập ổn định”.

* Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: “Phương án bổ sung hay không điều kiện về việc làm và thu nhập đối với những người muốn đăng ký thường trú tại nội đô đều có ưu, nhược điểm. Đa số đang nghiêng theo phương án chỉ cần có nơi ở hợp pháp, song xét trong điều kiện dân cư của Hà Nội thì điều kiện việc làm và thu nhập cũng rất chính đáng. Do vậy, cần phải tính sao cho hợp lý và lưu ý đến những người không trong độ tuổi lao động”.

* Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo: “Mục tiêu của quản lý dân cư là hạn chế nhập cư, giảm mật độ và sức ép lên hạ tầng, không vì thế mà vi phạm nhân quyền. Trong số các điều kiện để được đăng ký thường trú ở nội thành, thì “có nhà ở là quan trọng nhất” vì không thể để trường hợp không có nơi cư trú thì vác chiếu ra nằm ở Bờ Hồ”.

Huy Anh

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).