Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch cuối ngày 8/4: giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 54,85-55,27 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 120.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 8/4. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 420.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 54,95-55,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 8/4. Chênh lệch giá mua - bán vàng 300.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 54,80-55,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 8/4. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 500.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới, chốt phiên giao dịch cuối ngày 8/4, giá vàng được niêm yết ở mức 1.747,10 USD/ounce, tăng 9,5 USD/ounce so với phiên giao dịch sáng ngày 8/4. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.180), tương đương 49,34 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 5,93 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng trở lại do đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì lập trường chính sách tiền tệ.
Theo Yingtao Jin, chuyên gia phân tích tại StoneX Group: “Như Fed đề cập tới, họ nhận thấy nền kinh tế mạnh hơn vào đầu năm 2022, nhưng cái giá phải trả là sự gia tăng của lạm phát, điều có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và đó cũng là lúc chúng ta thấy đà tăng ổn định của giá vàng”.