Gần 5.700 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Ủy ban Dân tộc)
Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Ủy ban Dân tộc)
(PLVN) -  Ngày 26/6, tại tỉnh Tuyên Quang, Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021 đến năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023-2025.

Dự hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng: Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc; Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang. Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo 19 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Kết quả 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hoạt động đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lớn lao động trên địa bàn. Việc đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Công tác chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Đến ngày 31/5/2023, 19 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đã giải ngân số vốn gần 5.700 tỷ đồng, đạt 21,46%. Mục tiêu đến 31/12/2023, hoàn thành mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt trung bình 99,2%; Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt trung bình 91,7%; Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt trung bình 90,1%; Tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt trung bình 92,3%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt trung bình 98,6%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt trung bình 54,7%; Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trung bình 92,8%; Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt trung bình 92%...

Ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Lê Hanh)

Ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Lê Hanh)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai chương trình vẫn còn những khó khăn, hạn chế, trong đó việc phân bổ vốn tại các địa phương chậm, ảnh hưởng đến công tác thực hiện và giải ngân năm 2022, nhất là đối với các dự án quy mô lớn. Việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình của một số địa phương, đơn vị nhất là một số Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thời gian đầu ban hành còn chung chung, chưa sát với yêu cầu phát triển của địa phương hoặc do nhiệm vụ và giải pháp chưa gắn với thực tiễn nên phải điều chỉnh, bổ sung. Nhiều địa phương chậm thực hiện báo cáo việc giao kế hoạch vốn, tiến độ ban hành kế hoạch, khối lượng nhiệm vụ triển khai và tiến độ giải ngân thực hiện.

Phát biểu tại hội nghị, ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhấn mạnh: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chủ trương lớn, một chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Tuyên Quang có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 46 xã, 570 thôn đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số chiếm trên 56,76%. Do vậy, chương trình có ý nghĩa rất quan trọng, tác động sâu rộng đến hầu hết các xã, thôn, bản và số đông người dân trong tỉnh. Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo, tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, chú trọng lồng ghép với các chương trình, dự án khác, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, đây là một chương trình mới, quy mô lớn, với nhiều nội dung dự án thành phần, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và tác động sâu rộng trong thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân chủ yếu do nhiều nội dung mới; văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, đồng bộ; bộ máy quản lý, triển khai chương trình ở cơ sở chưa có kinh nghiệm, có việc chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Lê Hanh)

Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Lê Hanh)

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận đánh giá toàn diện, đầy đủ tình hình triển khai và kết quả thực hiện, những cách làm hay, sáng tạo, kinh nghiệm quý báu của các địa phương; làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, để từ đó đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc nhấn mạnh, trên tinh thần nhìn thẳng vào những vướng mắc, lắng nghe ý kiến của cơ sở, những chia sẻ tại hội nghị lần này giúp gợi mở nhiều vấn đề để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc đề nghị, Ban Dân tộc các tỉnh cần nghiên cứu văn bản kĩ để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện đúng tiến độ và phát huy hiệu quả chương trình. Các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo tiến độ cụ thể, chi tiết. Ủy ban Dân tộc tổng hợp các khó khăn, vướng mắc để làm việc với các cơ quan liên quan để có giải pháp hướng dẫn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phải tin tưởng, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển KTTN trình Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Sáng qua (2/4), tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng.
(PLVN) - Tối 2/4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025), hướng đến 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Việt Nam - Armenia: Tận dụng tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp Armenia và Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Sáng 2/4 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Armenia. Sự kiện do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia
Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.