Dự thảo Luật tiếp công dân làm rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu

Dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào tháng 10 tới đây, tuy nhiên, tại phiên họp hôm qua 16/9, Dự án Luật Tiếp công dân vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào tháng 10 tới đây, tuy nhiên, tại phiên họp hôm qua 16/9, Dự án Luật Tiếp công dân vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Quy mô lớn nhưng chưa rõ tính khả thi Đó là nhận xét của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn về Dự luật. “Trụ sở tiếp dân có từ Trung ương đến cấp huyện, có cả con dấu, quy mô thì rất lớn nhưng điều cần làm rõ là tính khả thi ra sao. Trụ sở tiếp dân nếu chỉ là nhận đơn rồi hẹn ngày trả lời (chứ không có thẩm quyền giải quyết) thì liệu người dân có đến không, hay họ vẫn ra đường hô hào gây sức ép?”.

Phó Chủ tịch cũng cho rằng, Dự luật cần có quy định bảo vệ trụ sở tiếp dân, tránh lợi dụng tiếp dân để làm những việc khác. Sau nhiều tranh cãi về việc trụ sở tiếp công dân có tư cách pháp nhân hay không (có con dấu, tài khoản và bộ máy độc lập) thì tại Dự thảo mới trình ra UBTVQH, trụ sở tiếp công dân có con dấu riêng, theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh thì: “Tiếp dân xong 6 - 7h tối không có con dấu là bà con không về”.

Trong khi Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa còn phân vân: “Trụ sở tiếp công dân chỉ là một địa điểm không thể là một tổ chức, nên việc có con dấu là phải cân nhắc” thì Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại ủng hộ: “Người dân đến nộp đơn, mình nhận hoặc có thông báo cho người dân biết thì phải có con dấu để ghi nhận về mặt pháp lý”.

Để tránh việc người dân phải đi lòng vòng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị quy định rõ trong Luật về việc trụ sở tiếp công dân các cấp, đồng thời là nơi trả lời về kết qủa giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân. Ông nhấn mạnh: “Trụ sở tiếp dân các cấp không phải là nơi giải quyết được khiếu nại, kiến nghị của công dân, nhưng phải là đầu mối trả lời cho nhân dân; phải có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan giải quyết đúng thời hạn để người dân chỉ việc đến đó nhận câu trả lời ”.

Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng đề nghị các trụ sở tiếp dân cần phải có sự kết nối, chia sẻ, phối hợp trong xử lý đơn thư, tránh trường hợp trùng lắp do công dân kiến nghị đồng thời đến nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau. “Theo Dự luật hiện nay thì vẫn mạnh ai nấy làm”, bà Mai nói.

Phải quy định nếu “tránh” người dân, xử lý ra sao Báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày cho biết, nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội yêu cầu quy định rõ trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cần phân biệt giữa trách nhiệm của người đứng đầu với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân.

Tiếp thu ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng tiếp công dân là trách nhiệm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức; trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đồng thời trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân trong những trường hợp do Luật quy định (gắn với trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo).

Dự thảo luật cũng có sự phân biệt giữa trách nhiệm của các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc hành chính với các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc tập thể; quy định thống nhất thời gian tiếp định kỳ của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với thực tiễn và quy định hiện hành của Luật Khiếu nại.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì quy định về trách nhiệm của người đứng đầu là hết sức quan trọng: “Tiếp dân mà  chỉ cử cán bộ thì chỉ tiếp cho xong thôi. Vì thế, phải quy định nếu người đứng đầu không tiếp người dân, “tránh” người dân mà cử người khác tiếp thì trách nhiệm ra sao, xử lý thế nào. Cái này Luật chưa quy định rõ”. 

Dự thảo Luật Tiếp công dân gồm 9 chương, 38 điều (rút 1 chương, 23 điều so với Dự luật đã trình tại Kỳ họp thứ 5) dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới. 

Bình An

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.