Dự thảo Luật Giám định Tư pháp: Giám định sai, phải bồi thường

 Giám định lại trong nhiều vụ án đang gây những bức xúc trong dư luận. Trường hợp nào đáng tin cậy, trường hợp nào không? Cũng vì điều này, cơ quan tố tụng đã “mệt nhoài” trong cuộc phân xử trắng đen…

Giám định lại trong nhiều vụ án đang gây những bức xúc trong dư luận. Trường hợp nào đáng tin cậy, trường hợp nào không? Cũng vì điều này, cơ quan tố tụng đã “mệt nhoài” trong cuộc phân xử trắng đen…
 
Cứ nghi ngờ là giám định lại?

Vụ án nổi tiếng trong dư luận một thời là vụ Đồng Đăng Phúc giết người ở TP. Hồ Chí Minh. Bị cáo này bị cáo buộc đã giết chết ông chủ của mình ngay tại nhà riêng. Tuy nhiên, mỗi lần đem Phúc đi giám định lại cho một kết quả khác nhau. Điên hay không điên? Vụ án kéo dài trong một thời gian rất dài với nhiều vòng quay tố tụng mới đến hồi kết.

Nhắc lại vụ việc này, ông Đoàn Tất Kỉnh, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết, khó nhất hiện nay là giải quyết các xung đột giám định, nhất là những vụ án tầm thần. Ông Kỉnh cho rằng quy định về giám định lại thể hiện trong Điều 31 Pháp lệnh Giám định Tư pháp hiện nay là quá cứng nhắc và đề xuất phải có những quy định mở để khỏi “bó tay’ cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Dự thảo Luật Giám định Tư pháp đang được xây dựng, trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề thì được quyền giám định lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những vụ án có quá nhiều kết quả giám định, khiến cơ quan tố tụng rất khó phân xử, thậm chí đi vào bế tắc. Quá trình tố tụng bị kéo dài do phải trưng cầu nhiều lần và kết quả thì mỗi lần một khác.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần phải quy định rõ hơn về vấn đề này nếu không sẽ giám định lại tràn lan, còn đương sự thì mặc sức… khiếu kiện

Cũng theo dự thảo mới, việc giám định lại phải do người giám định tư pháp, tổ chức khác thực hiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ông Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an không đồng tình với quy định này: chỉ nên quy định người khác thực hiện giám định lại mà không phải là tổ chức vì hiện nay chúng ta không có nhiều tổ chức giám định.

Còn Luật sư Nguyễn Văn Chiến thì lưu ý: quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp về người giám định lại đang mâu thuẫn với Bộ luật Tố tụng Hình sự, do đó Luật Giám định tư pháp cần khắc phục vấn đề này.

Giám sát cả hoạt động trưng cầu

Để hạn chế những sai sót trong giám định, Dự thảo Luật Giám định Tư pháp quy định: tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có liên quan; người được phân công thực hiện giám định phải bồi hoàn thiệt hại cho tổ chức chủ quản theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo đại diện của Viện Pháp y Quốc gia thì kết luận giám định phụ thuộc nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của giám định viên. Hiện nay nhiều giám định viên không được đào tạo chính quy, vì thiếu nên nhiều địa phương bổ nhiệm cả bác sỹ bất kể chuyên khoa nào dù chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, trang thiết bị để giám định do không được quan tâm nên thiếu thốn, lạc hậu, tính chuyên dụng không cao.

Cũng theo con số mà Viện Pháp y đưa ra năm 2010, chỉ tính riêng ở viện này đã giám định lại 156 trường hợp giám định thương tích mà đại đa số  đã giám định tại địa phương, nhiều kết quả khác nhau, có trường hợp sai lệch lớn.

Tương tự, trong 38 ca giám định lại trên hồ sơ về giám định tử thi nhiều vụ mâu thuẫn về kết luận. “Trình độ giám định viên hạn chế, làm việc trong điều kiện thiếu thốn, quy trình quy chuẩn kỹ thuật chưa có hoặc chưa thống nhất… vậy làm thế nào để xác định lỗi mà bồi thường?”, đại diện Viện Pháp y Quốc gia đặt câu hỏi và đề nghị chỉ khi cố ý kết luận sai mới phải bồi thường.

Bên cạnh quy định về bồi thường thiệt hại, nhiếu ý kiến đề nghị cần có cơ chế giám sát đối với hoạt động giám định tư pháp để tránh và hạn chế tiêu cực, tắc trách. Thậm chí, giám sát kể cả hoạt động trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng để tránh giám định tùy tiện.

PV Nội chính 

Tin cùng chuyên mục

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Đọc thêm

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).