Dự báo thời tiết ngày 29/2: Một số khu vực chuyển rét đậm, có nơi rét hại

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ đêm 29/2 khu vực phía Đông Bắc Bộ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái trời rét đậm, vùng núi rét hại.

Một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, khoảng chiều tối và đêm 29/2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm; từ đêm 29/2 khu vực phía Đông Bắc Bộ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái trời rét đậm, vùng núi rét hại. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến từ 10-13 độ C, khu vực vùng núi phía Bắc từ 7-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C; ở Bắc Trung Bộ phổ biến 13-16 độ C.

Trên biển, từ chiều tối 29/2, ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Từ đêm 29/2, khu vực Bắc Biển Đông gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; riêng khu vực Đông Bắc từ ngày 2/3 có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; sóng biển cao từ 2,0-4,5m.

Từ chiều tối 1/3, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7; biển động; sóng biển cao 2,0-4,0m.

Từ chiều tối và đêm 29/2-1/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác. Từ gần sáng ngày 1-3/3, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Dự báo thời tiết đêm 28 ngày 29/2:

Hà Nội

Nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió Đông Bắc đến đông cấp 2-3. Trời rét đậm.

Nhiệt độ thấp nhất: 13-15 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 16-18 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ

Nhiều mây, có mưa rải rác; riêng Tây Bắc trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét.

Nhiệt độ thấp nhất: 13-16 độ C, có nơi dưới 12 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 15-18 độ C; riêng khu vực Điện Biên-Lai Châu 23-26 độ C, có nơi trên 27 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ

Nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù; từ chiều tối có mưa, mưa nhỏ. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3. Trời rét, có nơi rét đậm.

Nhiệt độ thấp nhất: 11-14 độ C, vùng núi 10-12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 15-18 độ C, vùng núi có nơi dưới dưới 15 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Nhiều mây, phía Bắc đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù; phía Nam có mưa vài nơi. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Phía Bắc trời rét.

Nhiệt độ thấp nhất: Phía Bắc 15-17 độ C; phía Nam 18-20 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 20-23 độ C; phía Nam 23-26 độ C.

Đà Nẵng - Bình Thuận

Nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi; phía Nam chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3.

Nhiệt độ thấp nhất: Phía Bắc 20-22 độ C; phía Nam 23-25 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 28-31 độ C, có nơi trên 31 độ C.

Tây Nguyên

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3.

Nhiệt độ thấp nhất: 17-20 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 29-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.

Nam Bộ

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông có nắng nóng. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3.

Nhiệt độ thấp nhất: 24-27 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 32-35 độ C; riêng miền Đông 35-36 độ C.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.

Hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác - Vun đắp tương lai xanh từ những 'chiến binh' ven biển

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện UNDP Việt Nam và các đại biểu trồng cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. (Ảnh: UNDP Việt Nam )
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.

40.000ha rừng Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy

Hiện tại hơn 40.000ha rừng trong tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy cao
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Hoàn thành nạo vét sông Tô Lịch trong tháng 8/2025

Chính phủ đồng ý cho Hà Nội triển khai dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trình tự khẩn cấp. Ảnh: Trọng Phú
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các ngành khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp lấy nước từ sông Hồng qua hồ trung gian để bổ cập sông Tô Lịch. Giao Sở Xây dựng phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện ngay việc nạo vét tổng thể sông Tô Lịch, cơ bản hoàn thành trong tháng 8/2025.

Chuyển đổi xanh và tín chỉ carbon - Tương lai của kinh tế toàn cầu

Chuyển đổi xanh trở thành xu thế bắt buộc để bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của thế giới. (Ảnh minh họa: Getty Image)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho thị trường carbon Việt Nam. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế trong nền kinh tế xanh toàn cầu mà còn đang tiến gần hơn tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đây không chỉ là cam kết về môi trường mà còn là cơ hội để xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng, bền vững và hòa hợp với thiên nhiên.