Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định bảo đảm khách quan, minh bạch về thu hồi đất

Quốc hội dành cả ngày 3/11 để thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). (Nguồn ảnh: TTXVN)
Quốc hội dành cả ngày 3/11 để thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). (Nguồn ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 3/11, Quốc hội (QH) dành cả ngày thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Quy định về thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.

Cần có tiêu chí, điều kiện cụ thể để Nhà nước thu hồi đất

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở, kinh doanh, thương mại, dịch vụ là nội dung rất quan trọng, cử tri rất trông chờ xem việc sửa đổi Luật lần này có lợi gì cho người dân trong diện bị thu hồi đất hay không, đặc biệt là các dự án có chênh lệch địa tô.

Đại biểu đồng tình với phương án quy định dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ gắn với tiêu chí, điều kiện cụ thể thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vì lợi ích quốc gia, công cộng. “Không thể theo ý nguyện của nhà đầu tư, Nhà nước thu hồi đại trà, cả những nơi mà người dân đang sản xuất rất tốt, ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân”, Đại biểu nói. Theo Đại biểu, nhà đầu tư cũng có thể tự thỏa thuận với người dân và người dân cũng muốn như vậy nhưng trên thực tế, nhà đầu tư khó có thể đạt đồng thuận 100% khi thỏa thuận với người dân. Như vậy, dự án khó thực hiện được, nên cũng không thể phát triển KT-XH.

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) lại tán thành với phương án quy định dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất. Theo Đại biểu, việc phát triển các dự án nhà thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại dịch vụ không chỉ đem lại về kinh tế mà còn góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Còn Đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, tại Điều 79 đã liệt kê 31 trường hợp cụ thể Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, việc liệt kê như vậy có thể vẫn chưa bao quát hết. “Quy định như vậy vẫn chưa thể giải quyết triệt để một trong những bất cập lớn nhất đang đặt ra là khi Nhà nước thu hồi đất, người có đất được bồi thường theo bảng giá đất do Nhà nước ban hành, trong khi các doanh nghiệp và người có đất thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thì giá đất thường cao hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân luôn cảm thấy thiệt thòi, thiếu sự đồng thuận khi Nhà nước thu hồi lại đất”, Đại biểu nói.

Cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện đơn thư phức tạp về đất đai ở các địa phương hiện chiếm đến khoảng 75%, Đại biểu đề xuất QH xem xét, chỉnh sửa, bổ sung Điều 79 và các điều khoản liên quan trong dự thảo Luật theo hướng Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp thực hiện dự án phát triển KT-XH, nhất là thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng thực hiện dự án.

Có cùng quan điểm, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) chỉ ra rằng, trong các điều khoản cụ thể từ khoản 1 tới khoản 31 của Điều 79 này lại có “những trường hợp khác”. Đồng thời, khoản 32 quy định QH sẽ bổ sung các trường hợp thu hồi đất theo trình tự, thủ tục rút gọn nếu không thuộc các trường hợp từ khoản 1 đến khoản 31. Do vậy, Đại biểu đề nghị làm rõ “những trường hợp khác” này. “Luật phải rõ ràng, khách quan, minh bạch, nhất là những trường hợp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trường hợp chưa rõ, sau này nếu phát sinh những trường hợp khác sẽ trình QH bổ sung sau theo thủ tục rút gọn”, Đại biểu nói.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh, cần nhất quán xác định bồi thường giá đất theo 2 nguyên tắc. Thứ nhất, chỉ bồi thường những giá trị đất theo mục đích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để không lẫn lộn giữa các loại đất khi xác định việc bồi thường. Thứ hai, tất cả thành viên trong xã hội đều được hưởng lợi từ giá trị gia tăng ở trên mảnh đất mà Nhà nước đầu tư và thực hiện quy hoạch, không ai được hưởng quyền lợi riêng ở đó. “Nếu xác định được 2 nguyên tắc này thì sẽ khắc phục được sự nhầm lẫn trong bồi thường đất, vì cứ có quy hoạch, cứ có đầu tư là tự động tăng giá đất và đòi giá bất kỳ không có giới hạn”, Đại biểu nói.

Tránh trục lợi trong chuyển nhượng đất trồng lúa

Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho biết, tại khoản 2 Điều 161 của dự thảo Luật về thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể, việc thực hiện phân cấp, phân quyền rất triệt để. Tuy nhiên, thời gian vừa qua xảy ra một số vụ việc tố tụng đáng tiếc tại một số tỉnh, TP liên quan đến tính toán, xác định giá những khu “đất vàng” chưa phù hợp để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Đại biểu Trần Thị Vân phát biểu tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn

Đại biểu Trần Thị Vân phát biểu tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn

Do đó, Đại biểu cho rằng cần cân nhắc bổ sung vào dự thảo Luật trường hợp giá trị của khu đất lớn đến hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt khi giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu. “Ví dụ, các trường hợp giao đất thuộc các dự án đầu tư công, dự án lấn biển… được quy định tại Điều 125, thì cần có cơ chế kiểm soát ngay từ ban đầu với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn sâu khi đề xuất phương án giá đất để bảo đảm không gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, không chờ đến khâu hậu kiểm”, Đại biểu nói.

Một nội dung khác được nhiều đại biểu góp ý là quy định về cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn TP Hà Nội) tán thành với phương án 1 quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa (trừ trường hợp tặng cho người thuộc hàng thừa kế) thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Đại biểu cho rằng, quy định theo hướng này sẽ bảo đảm cho công tác quản lý đất trồng lúa nghiêm ngặt, chặt chẽ, tránh trường hợp cá nhân trục lợi, thu gom đất trồng lúa nhằm tích trữ, đầu cơ, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Bên cạnh đó, để đáp ứng điều kiện nhận chuyển nhượng, cá nhân không trực tiếp sản xuất phải có phương án sử dụng đất và lên kế hoạch sử dụng đất trồng lúa là phù hợp với điều kiện hiện nay, tránh tình trạng không quản lý được quỹ đất.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh: N.L)

'Chỉ nên ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại'

(PLVN) - Có ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ...

Đọc thêm

Đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Cần đặt lợi ích chung của Nhân dân lên hàng đầu để xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần trên khi cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đặc biệt về công tác cán bộ. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Tinh thần trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tại các hội nghị, cuộc họp bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Gần đây nhất, yêu cầu này tiếp tục được Bộ Chính trị đề cập tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (TP Phú Quốc). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lễ khánh thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng và kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.

Xin ý kiến 5 lĩnh vực chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời tại họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Sáng 19/5, chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 5 lĩnh vực sẽ chất vấn tại Kỳ họp và trong chương trình sẽ phát thanh - truyền hình trực tiếp lễ tuyên thệ của các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Khắc sâu lời Bác dạy 'Thi đua là yêu nước'

Trung tâm 586 ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác.
(PLVN) - Các phong trào thi đua quyết thắng tại Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng - đơn vị tác chiến trên không gian mạng - đã trực tiếp góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh vững vàng, quyết tâm cao, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Sáng 18/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn (Hà Nội).

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí Tô Lâm, đồng chí Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội...