Đồng thuận kéo dài thời gian thí điểm thừa phát lại

Giải trình rõ hơn những vấn đề Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm khi thảo luận tại hội trường về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL) cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định 3 loại việc mà hiện nay TPL thực hiện là “cơ bản phù hợp, nhất là việc thi hành án”.

Giải trình rõ hơn những vấn đề Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm khi thảo luận tại hội trường về việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL) cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định 3 loại việc mà hiện nay TPL thực hiện là “cơ bản phù hợp, nhất là việc thi hành án”.

Đồng thời, Bộ trưởng cho biết, mọi hoạt động của TPL đều đã được Chính phủ tính toán rất kỹ lưỡng, cẩn trọng từ trước nên từ khi làm thí điểm nên đến nay “chưa phát sinh vấn đề  gì”.

Nhân viên Văn phòng Thừa phát lại quận 1 - TP.HCM trong giờ làm việc
Nhân viên Văn phòng Thừa phát lại quận 1 - TP.HCM trong giờ làm việc

Nên tiếp tục thí điểm

Tuyệt đại đa số các ĐBQH đều đánh giá cao hoạt động của TPL sau thời gian thí điểm. ĐBQH khẳng định việc thí điểm chế định TPL là một chủ trương đúng đắn để từng bước xã hội hóa một số công việc trong hoạt động tư pháp theo chiến lược cải cách tư pháp đã được Đảng và Nhà nước đề ra.

Việc Chính phủ triển khai thí điểm TPL dù mới qua thời gian rất ngắn (2 năm) tại TP. Hồ Chí Minh đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự (THADS) và người dân, nhất là trong việc tống đạt giấy tờ, lập vi bằng nhằm bổ trợ chứng cứ cho các bên đương sự và giúp Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, vì mới hoạt động nên TPL còn nhiều khó khăn như giải trình cũng là dễ hiểu. Tán thành việc kéo dài thời gian thí điểm và mở rộng địa bàn, tuy nhiên ĐB Xuyền đề nghị khi sửa đổi Nghị định 61/CP trong thời gian tới cần quy định rõ mối quan hệ giữa TPL với các hoạt động tố tụng theo hướng chặt chẽ hơn, đồng thời rà soát lại các quy định để tránh sự xung đột pháp luật. Đặc biệt, ông Xuyền lưu ý, nên thu hẹp phạm vi lập vi bằng, nếu không TPL sẽ xem nhẹ công việc THA, ảnh hưởng mục tiêu thí điểm.

Đồng tình với ĐB Xuyền, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhận định, chế định TPL đã bước đầu khẳng định sự cần thiết và hiệu quả  trên 3 lĩnh vực, trong đó hiệu quả lớn nhất và có ý nghĩa nhất là thông qua lập vi bằng người dân chủ động xác lập chứng cứ, bảo vệ quyền lợi của mình. Từ thực tế hoạt động của TPL, ĐB Học kiến nghị: cần sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt hơn của bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, cần phổ biến sâu rộng hơn nữa trong cán bộ, nhân dân về TPL tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Phân tích hoạt động TPL với tư cách ĐBQH, Luật sư, theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) “người dân để đấu tranh thắng kiện đã gian nan, cầm bản án trong tay đi làm việc với THA còn gian nan hơn vì THA TP hiện nay đang quá nhiều việc. Riêng vấn đề thủ tục nhiều người cũng rất lúng túng. TPL chỉ cần giúp cho người dân trong khâu điều tra, xác minh ban đầu trong THADS đã là rất tốt rồi”. 

Ủng hộ việc thí điểm nhân rộng ra một số địa phương khác nhưng ĐB cũng cho rằng không nên cào bằng và đồng loạt mà chỉ làm ở những địa bàn quá tải công việc và thực sự có nhu cầu.

Trước đó, thảo luận ở tổ về kết quả hoạt động của TPL, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện thí điểm, trong đó có vấn đề chậm về ban hành thể chế, cũng như tiến hành tổng kết, báo cáo Quốc hội…

 Tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tư pháp và ý kiến ĐBQH, ngày 9/11 Chính phủ có báo cáo giải trình gửi đến các vị ĐBQH trong đó nói rõ nguyên nhân, các giải pháp khắc phục trong thời gian tới cũng như nhìn nhận về trách nhiệm trong vấn đề này. Báo cáo được ĐBQH đánh giá thẳng thắn, cầu thị. ĐBQH cũng chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện do những yếu tố thuộc về nguyên nhân khách quan khi chế định này còn quá mới.

Cưỡng chế phải có quá trình

Bảy tỏ sự nhất trí cao về tiếp tục thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và mở rộng địa bàn, tuy nhiên, một số ĐBQH cũng băn khoăn về phạm vi TPL được làm, nhất là những việc liên quan đến cưỡng chế THA, vì hiện nay bản thân cơ quan THADS với đủ bộ máy thực hiện cũng còn nhiều khó khăn.

Làm rõ hơn vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, hạn chế của việc TPL chưa thi hành nhiều vụ về THA không phải do TPL không làm được mà chính khó khăn là phân biệt giữa TPL với tư cách là công lại được nhà nước bổ nhiệm để hoạt động trong một văn phòng theo tính tự chủ với cơ quan THA và hạn chế về mặt cưỡng chế THA.

Nghị định 61 của Chính phủ quy định nếu TPL thấy cần thiết phải cưỡng chế THA có sử dụng lực lượng thì phải có đề án, có kế hoạch và báo cáo với Cục trưởng Cục THADS TP. Hồ Chí Minh. Cục trưởng quyết định cho cưỡng chế thì mới được cưỡng chế. “Đây là cả một quá trình Cục THA phối hợp với Công an, phối hợp với địa phương, v.v., và có việc phải báo cáo cả Ban chỉ đạo THA thành phố.  Cho nên, cũng rất thận trọng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước băn khoăn của ĐB Nguyễn Sơn về ngân sách, chi phí giữa Tòa án với TPL, Bộ trưởng cho biết, hiện đã có một thông tư liên tịch về chi phí tống đạt do ngân sách Nhà nước chi trả. Các vấn đề mà ĐB nêu, trong Thông tư đã quy định rõ, kể cả số tiền, vấn đề thanh quyết toán như thế nào... Và trên thực tế quá trình thực hiện, chưa có vấn đề gì xảy ra trong việc thanh toán chí phí dịch vụ cho TPL, kể cả từ cơ quan Tòa án cũng như cơ quan THA.

Theo chương trình, Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL sẽ được thông qua vào ngày 23/11 tới

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Qua ý kiến tập hợp tại tổ và ý kiến tại hội trường, đa số ĐBQH đều đồng ý với việc cho tiếp tục thực hiện thí điểm TPL ở TP. Hồ Chí Minh và có thể mở rộng thêm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác chứ không phải tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về thời gian thực hiện thí điểm đồng ý đến 2015, nhưng đến 2014 thì Chính phủ phải có tổng kết đầy đủ, sau đó có báo cáo lại Quốc hội để Quốc hội xem xét có nên tiếp tục thí điểm, hay chấm dứt, hay để sửa đổi luật, hay cho tiếp tục làm.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .