Đồng Nai: Hàng chục hộ dân “tố” nhà máy gang thép gây ô nhiễm môi trường

Người dân “tố” nhà máy Thảo Tín Vũ gây ô nhiễm môi trường
Người dân “tố” nhà máy Thảo Tín Vũ gây ô nhiễm môi trường
(PLVN) - Người dân đang sinh sống trong khu vực xung quanh xưởng sản xuất gang thép Thảo Tín Vũ tại tổ 3, khu phố Thiên Bình, phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng đang diễn ra tại đây, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sức khoẻ con người.

“Than trời” vì ô nhiễm

Công ty TNHH Thảo Tín Vũ là công ty chuyên sản xuất các phụ tùng đường ống cấp nước bằng vật liệu gang xám, gang cầu và thép, có trụ sở nằm tại 146 Trương Đăng Quế, Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh. Xưởng sản xuất đặt tại tổ 3, khu phố Thiên Bình, phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai.

Công ty Thảo Tín Vũ được thành lập vào năm 2004. Sản phẩm của Công ty được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004. Thế nhưng, nhiều năm qua, 45 hộ dân sống tại khu vực tổ 3, khu phố Thiên Bình liên tục tố cáo xưởng sản xuất Công ty Thảo Tín Vũ gây ô nhiễm môi trường. 

Có mặt tại xưởng sản xuất Thảo Tín Vũ vào những ngày đầu tháng 8, theo quan sát của chúng tôi, nhà máy luôn kín cổng cao tường, được “bao bọc” rất cẩn thận. Được người dân địa phương dẫn đường vào “tiếp cận” bên trong, những cột khói nhả ra nghi ngút làm mờ kịt cả một vùng dân cư. Chưa hết, những tiếng máy “ọt ẹt” liên tục tra tấn vào các hộ dân xung quanh và nguồn nước thải ngấm trực tiếp vào lòng đất. 

Theo các hộ dân nơi đây, tình trạng ô nhiễm nặng nề đến mức vào những ngày nắng, hàng loạt hộ gia đình phải đóng chặt cửa vì mùi khí thải bay vào khiến nhiều người không thể ngủ nổi, nhất là người già và trẻ nhỏ. Thậm chí, nhiều hôm có gió, bụi khí thải từ công ty Thảo Tín Vũ bay thẳng vào khu dân cư nằm ngay sát cạnh đó.

Không chỉ có bụi bẩn, mạt sắt bám dày đặc đầy sân và trước hiên nhà, nhiều người dân còn cho biết, bụi còn đọng lại trong cả cơm canh họ ăn hàng ngày, quần áo phơi trước sân và đồ đạc trong nhà. Bụi có mặt trong cuộc sống của người dân sống sát nhà máy gang thép Thảo Tín Vũ như một loại ‘đặc sản’ mà họ bất đắc dĩ phải chịu đựng và sống chung với nó.

Khói đen từ nhà máy thép cũng bao phủ khu vực này khiến hoa màu, cây trồng gần như không thể phát triển được, rất dễ bị ‘chết yểu’. Theo phản ánh, không khí tại đây lúc nào cũng ngột ngạt, cảm giác rất khó thở, tỉ lệ cao người dân mắc các bệnh về mắt, hô hấp.

Bà Phùng Thị Mến (SN 1957, là tổ trưởng tổ 3, ấp Thiên Bình) cho biết, kể từ khi nhà máy sản xuất gang thép Thảo Tín Vũ xây dựng đến nay đã 13 năm, cũng là thời gian người dân phải chịu đựng sự ô nhiễm trầm trọng bởi khói độc của nhà máy thải ra. Chưa hết, trong khuôn viên nhà máy có bể chứa nước thải chưa qua xử lý ngấm trực tiếp vào nguồn nước ngầm, khiến người dân rất lo lắng về nguồn nước giếng của các hộ nơi đây. 

Ông Nguyễn Văn Công (SN 1967, tổ 3, ấp Thiên Bình) cho biết: ‘Nhà tôi nằm ở ngay sát nhà máy, trước đây khi họ bắt đầu công tác xây dựng nhà máy thì tôi tưởng họ xây cách xa 500m. Thế nhưng khi xây thì họ lại xây ngay sát khu dân ở như thế này đây. Bụi và khói từ nhà máy bay ra bám dày đặc vào tất cả mọi thứ, có cầm chổi quét thì cũng không ăn thua vì không thể quét xuể và chỉ vài phút sau khi vừa quét xong đã lại thấy bụi bám trở lại các vật dụng rồi.'

'Tiếng ồn thì đinh tai nhức óc không thể chịu nổi. Nước thải từ nhà máy ngấm vào nguồn nước ngầm, rồi nước chúng tôi có được đảm bảo không? Khốn khổ vô cùng!’, ông Công nói thêm. 

Nhà máy Thảo Tín Vũ từng bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.

Nhà máy Thảo Tín Vũ có khuôn viên rộng khoảng 6.000m2 nằm trong khu dân cư tổ 3, khu phố Thiên Bình, phường Tam Phước, Tp Biên Hòa.

Trao đổi với ông Võ Cao Cường – Chủ tịch UBND phường Tam Phước cho biết, sau khi tiếp nhận đơn phản ánh thì mới đây, ngày 23/7/2019, UBND phường Tam Phước đã xuống hiện trường kiểm tra hiện trạng của nhà máy và nhận thấy trong quá trình sản xuất, nhà máy còn phát sinh mùi hôi, nước thải sản xuất chưa có hệ thống xử lý như người dân đã phản ảnh.

“Do hiện nay việc sản xuất của công ty vẫn còn phát sinh mùi hôi, đồng thời công ty hoạt động sản xuất chưa có thủ tục môi trường theo quy định. Về vấn đề địa phương, chúng tôi đã kiến nghị lên UBND TP Biên Hòa, phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, đo đạc các thông số về khí thải, nước thải để xác định mức độ của công ty để từ đó xử phạt theo đúng quy định”, vị Chủ tịch cho biết.

Quyết định xử phạt hành chính năm 2016
Quyết định xử phạt hành chính năm 2016

Vào năm 2016, nhà máy đã bị UBND xã Tam Phước (nay phường Tam Phước) xử phạt 5 triệu đồng về hành vi sản xuất và cung cấp các phụ tùng đường ống cấp nước và trụ nước chữa cháy bằng gang xám, gang cầu mà không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định đối với đối tượng không phải lập dự án đầu tư; buộc nhà máy Thảo Tín Vũ phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và phải bổ sung bản cam kết bảo vệ môi trường. Kể từ đó đến nay đã 3 năm, công ty vẫn chưa bổ sung các thủ tục theo quy định.

PV đã nhiều lần liên hệ và gửi đơn phản ảnh đến trụ ở của công ty Thảo Tín Vũ. Thế nhưng bên phía công ty vẫn chưa trả lời.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin sự việc. 

Sản xuất thép thuộc ngành công nghiệp nặng quan trọng, phục vụ cho xây dựng cơ bản nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khí, đất và nước. Sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5 đến 1 tấn xỉ, 10.000m3 khí thải, 100kg bụi, 80m3 nước thải, trong đó, nhiều chất gây ô nhiễm,như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim...

Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài nguyên liệu chính là thép phế, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ, như: hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò.

Đặc biệt, quá trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường khí với lượng bụi lên tới hàng nghìn tấn/năm, thành phần chủ yếu là các oxit kim loại, cácloại oxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà trực tiếp là công nhân làm việc trong nhà máy.

Trong các nhà máy luyện thép bằng phương pháp truyền thống, nước làm mát thường bị nhiễm kim loại nặng và các chất phụ gia nên không được tái sử dụng mà xả ra môi trường cùng nguồn nước thải khác. Thành phần của nước thải này rất khó xử lý và chứa nhiều hóa chất độc hại, như: phenol, xyanua, ammonia, kim loại nặng và một số chất hữu cơ khác.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Đọc thêm

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...

Thời tiết đáng chú ý sắp tới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, thời gian tới áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế
(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy rừng tràm của Nông trường 402 (trên địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), sáng 11/4, lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục trực tại hiện trường để kịp thời xử lý các điểm có thể cháy trở lại; điều tra làm rõ nguyên nhân cháy, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật...

Quyết liệt xử lý tình trạng lấn chiếm bãi triều ở Móng Cái sau bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam

Khu vực biển Cống Cách, xã Vĩnh Trung trở nên thoáng đãng sau cưỡng chế nuôi trồng trái phép. Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sau bài phản ánh “Lo mất chốn mưu sinh vì hàng trăm héc – ta bãi triều ở thành phố Móng Cái bị lấn chiếm, phân lô’’ đăng trên Báo Pháp Luật Việt Nam, chính quyền thành phố Móng Cái đã có những chỉ đạo quyết liệt, tổ chức kiểm tra vùng biển Hòn Thỏ (xã Vĩnh Trung) và các khu vực có hoạt động nuôi trồng trái phép khác. Móng Cái cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ dân.

Truy tận gốc nguồn xả rác ra biển

Ảnh minh họa (Ảnh: vnbusiness.vn).
(PLVN) - Ngay từ tháng 9/2023, khi công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO đã bày tỏ lo ngại về vấn đề ô nhiễm rác thải tại khu di sản và kêu gọi tăng cường biện pháp giải quyết.