Đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới

(PLVN) - Sáng 10/12, Hội thảo Quốc gia “Thực trạng đổi mới tổ chức, hoạt động, phương thức của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới” đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phối hợp với trường Đại học Công đoàn tổ chức.

Đến dự Hội thảo có đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), đồng chí Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (KH ATVSLĐ), đồng chí Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương.

Hội thảo Quốc gia “Thực trạng đổi mới tổ chức, hoạt động, phương thức của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới”.

Hội thảo Quốc gia “Thực trạng đổi mới tổ chức, hoạt động, phương thức của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Anh Thơ cho biết: Việt Nam gia nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế quốc tế toàn diện bất từ năm 2007, cùng với việc gia nhập WTO, chúng ta cũng đã ký kết 15 FTA với các tác thương mại hàng đầu ở nhiều khu vực trên thế giới.

Từ quá trình vừa cải cách, vừa tiếp cận các quy định của thương mại quốc tế, chúng ta đã bước vào sân chơi hàng đầu thế giới, tham gia thiết lập những chuẩn mực tiên tiến cho sản xuất và thương mại. Có thể thấy, các Hiệp định thương mại thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thuận lợi, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về lao động cần phải chú trọng, như: Quan hệ lao động, thị trường lao động, hội nhập tiêu chuẩn lao động quốc tế và tổ chức công đoàn.

Trong các Hiệp định thương mại mới, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản.

Bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp lân thứ tư đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với nước ta, như nó có thể phá vỡ cơ cấu lao động truyền thống khi tự động hóa robot thay thế lao động chân tay trong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, có khả năng đẩy hàng trăm ngàn người lao động rơi vào hoàn cảnh thiếu việc. Ngoài ra nó còn đặt ra nhiều thách thức đối với người lao động trong thời đại số hóa, đòi hỏi kiến thức, sự thích nghi, sau đó đưa tới sự nguy hiểm về an sinh xã hội, sức khỏe người lao động, an ninh tài chính.

Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi tổ chức Công đoàn, đại diện cho lợi ích hợp pháp của người lao động, cần phải đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động để có thể thích nghi với sự phát triển mới.

Đó cũng chính là mục đích của Hội thảo Quốc gia “Thực trạng đổi mới tổ chức, hoạt động, phương thức của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới” do Viện KH ATVSLĐ và trường Đại học Công đoàn tổ chức.

Đồng chí Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phát biểu khai mạc Hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Anh Thơ, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được nước ta tham gia với quyết tâm chính trị cao là một hành trình đầy gian lao, vất vả. Trong các Hiệp định này, ngoài các vấn đề truyền thống như các hiệp định thương mại đầu tư thì Hiệp định cũng đề cập đến các vấn đề ra khỏi khuôn khổ đó, đó chính là vấn đề xoá đói giảm nghèo, phòng chống tham nhũng, lao động công đoàn, bảo vệ môi trường... Trong đó có những vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ đặc biệt là cam kết của chúng ta trong việc đảm bảo quyền tự do liên kết mà cụ thể đó là cho phép thành lập tổ chức người lao động tại doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Tổng LĐLĐVN đã thống nhất với chủ trương đường lối của nhà nước, lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, do đó, công đoàn cần phải vượt lên những khó khăn đó là cần phải cạnh tranh lành mạnh để vượt qua những khó khăn khi những tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp được thành lập. Chúng ta coi đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để công đoàn Việt Nam phải tự đổi mới mình, chỉnh đốn mình, thuyết phục với người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn. Trong bối cảnh đó chúng ta đã đề xuất và được chấp nhận thực hiện đề án quốc gia mà tôi cho rằng có ý nghĩa rất lớn lao. Và Hội thảo hôm nay chúng ta thực hiện là 1 phần để hoàn thiện đề tài đó.

Với Hội thảo này, trước hết chúng tôi mong muốn các đại biểu trên cơ sở nhận thức, trách nhiệm, vị trí công tác, trách nhiệm của mình để chia sẻ những thách thức những vấn đề đặt ra mà công đoàn Việt Nam cần vươn tới, vượt qua trong bối cảnh công đoàn tổ chức hoạt động tại doanh nghiệp. Thứ 2, chúng ta cần phải vẽ nên một bức tranh về công đoàn Việt Nam hiện nay, gồm ưu, mạnh, cái gì cần nỗ lực để từ đó đề xuất ra giải pháp, con đường mà công đoàn Việt Nam cần phải vượt qua.

"Hi vọng trong thời lượng của Hội thảo mong các vị đải biểu chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm đề xuất những sáng kiến giúp chúng tôi đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn. Những trí tuệ, tình cảm mà các vị đại biểu dành cho Hội thảo không chỉ góp phần hoàn thiện đề tài mà còn là những gợi ý quan trọng cho tổ chức công đoàn chúng tôi trong thời gian tới. Và ở trách nhiệm theo dõi mảng này, chúng tôi cũng sẽ tiếp thu, chọn lọc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn VN cùng với việc triển khai Đại hội XIII của Đảng cũng như Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị." - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lần lượt tham luận về các chủ đề như: Các vấn đề pháp lý, cơ chế chính sách đổi mới tổ chức, phương thức hoạ động Công đoàn; Vai trò của Tổ chức công đoàn thúc đẩy ATVSLĐ, phát triển Mô hình quan hệ lao động hài hòa ở Việt Nam; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam thông qua công tác chăm sóc, bảo vệ người lao động trong bối cảnh dịch COVID-19 và nền kinh tế số, các kinh nghiệm triển khai công tác của công đoàn các cấp...

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.