Độc đáo Tết của người Dao đỏ Na Hang

Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của dân tộc Dao đỏ Tuyên Quang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của dân tộc Dao đỏ Tuyên Quang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không chỉ các phong tục như đám cưới, đám tang, Tết cổ truyền của người Dao đỏ ở huyện Na Hang (Tuyên Quang) cũng có những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo thể hiện đời sống văn hóa tinh thần phong phú không kém so với các dân tộc khác.
Độc đáo Tết của người Dao đỏ Na Hang  ảnh 1

Các phụ nữ người Dao đỏ trong trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Cũng giống như người Kinh, Tày, người Dao đỏ đón Tết cổ truyền dân tộc theo lịch âm. Người Dao đỏ tâm niệm, Tết là dịp để mọi người trong gia đình cùng sum họp lại, kể cho nhau nghe những niềm vui, sự vất vả của một năm dài lao động sản xuất, cũng là dịp để cúng báo tổ tiên sau một năm đã qua.

Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, chuẩn bị lá dong, gạo nếp, rượu thịt đón Tết… Trước đó khoảng 6 đến 7 tháng, nhà nào, nhà nấy đều phải nuôi lợn để chuẩn bị lợn ngon mổ trong dịp Tết.

Việc quan trọng nhất của mỗi nhà là chọn ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng về làm lễ, trước là để cúng tổ tiên, thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho con cháu trong năm qua.

Sau là đuổi trừ tà ma, tiễn mọi điều xấu rủi ro theo năm cũ, cầu cho mọi sự an lành, may mắn, thịnh vượng trong năm mới sẽ đến. Sau đó, thầy cúng sẽ viết chữ lên những mảnh giấy màu đỏ để dán lên bàn thờ, cửa ra vào, chuồng gia súc với ý nghĩa cầu cho sức khỏe, mùa màng bội thu.

Trong đêm giao thừa, bàn thờ mỗi nhà đều có mâm lễ cúng tổ tiên gồm: gà luộc, bánh dày, bánh chưng, hoa quả, rượu và 2 cây mía còn đủ ngọn, lá dựng hai bên. Sau đó họ đốt giấy tiền, vàng mã, cầu mong một năm mới nhiều tài lộc, cuộc sống sung túc, làm ăn thuận hòa.

Theo phong tục tập quán, mọi thủ tục cúng, dâng lễ thắp hương đón Tết của người Dao đỏ đều làm trong năm cũ, từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp âm lịch và từ ngày mùng 1 đến 15 tháng Giêng âm lịch không được cúng bái, trừ gia đình có người chết và không được làm việc xấu, ảnh hưởng đến gia đình, làng xóm.

Sáng mùng 1 Tết cả gia đình thức dậy không đi chơi các nhà khác, người Dao đỏ kiêng kỵ nhất là đàn bà, con gái xông nhà vào dịp Tết nên các gia đình thường sẽ hẹn anh em, bạn bè là nam giới có uy tín, thân thiết với gia đình, có cuộc sống đàng hoàng đến xông nhà vào sáng mùng 1 Tết. Mỗi gia đình đều tổ chức bữa cơm đầu năm mới vào lúc 8 - 9 giờ sáng. Ai chưa ăn cơm chưa được ra khỏi nhà đi chơi. Vì người Dao đỏ tâm niệm ngày đầu năm mà nhịn đói thì cả năm xui xẻo hoặc tới nhà khác để ăn uống vào thời điểm này là điều tối kỵ. Sau bữa cơm đầu năm, mọi người có thể đi chơi chúc Tết ông bà, anh em, bạn bè…

Mới đây, nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó không chỉ là niềm vui, khát vọng cho một cuộc sống ấm no, tươi đẹp mà còn là niềm tự hào về nét văn hóa cổ truyền của dân tộc sẽ được lưu giữ, bảo tồn theo thời gian.

Niềm vui, khát vọng đó như những câu hát Páo dung của bà con nơi đây tự biên, tự diễn:

“Tồ lầy gòi khoa siên

nin tháo

Nhần nhần phàng vủi quía siên nin

Sơn liềm viện ây nhần viện ấy

Tồng dòi viện ấy mẫy teo lìn”.

Dịch nghĩa:

“Mận đào khoe sắc xuân mới đến

Người người hớn hở đón mừng xuân

Rừng cây thay lá đâm chồi lộc

Người người kỳ vọng bao ước mơ”.

Câu hát Páo dung cũng chính là niềm mong ước của bà con người Dao về một mùa xuân mới với những kỳ vọng về một làng bản phát triển.

Tin cùng chuyên mục

 Tà áo dài Việt gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt. (Ảnh minh họa)

Áo dài Việt trong đời sống hàng ngày

(PLVN) -  Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được xuất hiện trang trọng, lịch sự, duyên dáng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quan trọng của đất nước, cũng như của mỗi địa phương và từng gia đình. Không chỉ trong những ngày lễ, tà áo dài thướt tha còn hiện diện trong ngày thường, đi du lịch hoặc ngày đi học, đi làm.

Đọc thêm

Tục thờ thổ công của người Tày, Nùng: Nét văn hóa đặc sắc giúp cố kết cộng đồng

Tục thờ thổ công của người Tày, Nùng: Nét văn hóa đặc sắc giúp cố kết cộng đồng
(PLVN) -  Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thổ công là vị thần có vai trò quan trọng khi đảm nhiệm việc cai quản mọi hoạt động trong đời sống của họ. Trong đời sống của mình, người Tày, Nùng luôn tin rằng, Thổ công là vị thần luôn phù hộ cho dân bản khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, cuộc sống bình an...

Nét đẹp văn hoá trong tục Tế Tổ đầu năm

Tục lệ Tế Tổ là nét đẹp văn hoá của ngư dân xã Hải Hà (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá)
(PLVN) - Tế Tổ là nét đẹp văn hoá của người dân xã Hải Hà (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Tục lệ này có từ lâu đời, nhằm tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, những người đã khuất.

Hai câu chuyện ly kỳ quanh bản nhạc “Dạ cổ hoài lang”

Khu tưởng niệm Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu.
(PLVN) -  Tình yêu thương, nỗi nhớ nhung chính là chất xúc tác để Cao Văn Lầu sáng tác nên “Dạ cổ hoài lang”, bản ca cổ lừng danh được người dân miền Tây Nam bộ và cả nước say mê. Ít ai biết, bản cổ nhạc còn góp một chiến công trong cuộc cách mạng giải phóng đất nước.

Rộn ràng lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa

 Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa
(PLVN) -  Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, từ mồng 10 tháng Giêng, người dân Phú Thọ lại nô nức đi trẩy hội tại các lễ hội truyền thống của địa phương. Nổi bật lễ hội Vua Hùng dạy dân câý lúa là hoạt động giúp người dân ôn lại lịch sử và bày tỏ tấm lòng biết ơn đến Vua Hùng đã có công xây dựng đất nước.

Những văn tự đặc biệt khắc trên đá núi Ngũ Hành Sơn

Cận cảnh một ma nhai.
(PLVN) - Những ma nhai (văn tự khắc trên đá) bằng chữ Hán và chữ Nôm tại Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) từ lâu đã nổi tiếng. Hệ thống 78 văn bản của các vị vua, quan triều Nguyễn, trí thức, cao tăng có niên đại trải dài từ đầu thế kỷ 17 đến thế kỷ 20; vừa được Chương trình kí ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản kí ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hương vị Tết xưa từ mâm cỗ làng Bát Tràng

Cỗ xưa làng cổ Bát Tràng.
(PLVN) - “Ăn một lần, nhớ cả đời” hay “Ngon đứt lưỡi” là những câu nói được nhắc đến khi bàn về mâm cỗ làng Bát Tràng. Chỉ với một mâm cỗ truyền thống ấy thôi thế mà Bát Tràng nổi tiếng khắp Hà Thành với nét văn hoá ẩm thực truyền thống chả lẫn đi đâu được và sự sành ăn hiếm có của con người nơi đây.

Bảo tồn nghề dệt vải truyền thống của dân tộc La Chí

Để làm ra những bộ trang phục truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi sự khéo léo.
 Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của người La Chí tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Những phong tục của người quan họ Bắc Ninh không phải ai cũng biết

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Bắc Ninh được coi là cái nôi văn hóa của một vùng đất có nền văn hiến lâu đời. Tại đây có nhiều dấu tích của một nền văn hóa tín ngưỡng, một nét văn hóa nghệ thuật và một cái hồn dân tộc thể hiện đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phong tục lề lối của người quan họ mà không phải ai cũng biết.

Mùa xuân, gặp trùm hát Xoan đất Tổ

Bà trùm đào phường Xoan cổ, nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch và các nghệ nhân phường An Thái.
(PLVN) - Tôi gặp nghệ nhân hát Xoan Nguyễn Thị Lịch và phường hát An Thái trong Lễ rước cây nêu trên phố cổ Hà Nội. Bà bảo, hát Xoan với bà thấm đẫm từ ngày thơ bé. Mười ba tuổi, bà đã thuộc làu gần hết 14 làn điệu cổ và trở thành đào nương trẻ nhất vùng…

Đi chợ phiên vùng cao ngày Tết

l Trang phục các dân tộc được bày bán tại chợ phiên vùng cao.
(PLVN) -  Không chỉ mang đậm bản sắc các dân tộc thiểu số, chợ phiên có ý nghĩa quan trọng đối với những xã vùng cao, là nơi tiêu thụ hàng hóa; kích thích kinh tế phát triển theo hướng hàng hóa và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.

Năm mới "đốt bò" mừng thọ của người M'Nông

Tiếng cồng chiêng không thể thiếu trong lễ mừng thọ
(PLVN) -  Đất trời Tây Nguyên giao hòa, đồng bào M'Nông khắp Tây Nguyên đang lục tục dọn dẹp nhà cửa đón chào năm mới. Trong không khí năm hết Tết về, các thành viên trong gia đình cộng đồng M'Nông sẽ sắm sửa đồ đạc, chuẩn bị tổ chức lễ mừng thọ cho người già, đặc biệt là người mẹ - người phụ nữ quyền lực nhất trong nhà.

Về Bắc Ninh vùng quê của các lễ hội

Về Bắc Ninh vùng quê của các lễ hội
(PLVN) - Bắc Ninh là quê hương có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó không ít lễ hội lớn có quy mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc, không chỉ đậm đặc mà còn gìn giữ, chứa đựng nhiều nét đẹp truyền thống độc đáo.