Độc đáo những hòn đảo biết di chuyển ở hồ nước Titicaca

Đảo nổi ở hồ Titicaca
Đảo nổi ở hồ Titicaca
(PLO) - Hồ Titicaca ở Peru là nơi duy nhất trên thế giới tồn tại những hòn đảo nhân tạo độc đáo được làm từ lau sậy, chúng như những chiếc phao khổng lồ và có thể chịu được một sức nặng cực lớn, di chuyển trên mặt nước và là nơi sinh sống của hơn 500 người Uros bản địa.

Hồ nước cổ nhất, lớn nhất, cao nhất thế giới 

Hồ Titicaca là hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ, đồng thời là hồ lớn nhất với diện tích 8.300km² và cao nhất thế giới ở độ cao 3,812m trên mực nước biển. Titicaca cũng là một trong số ít hơn 20 hồ cổ nhất trên trái đất, với hàng triệu năm tuổi.

Tọa lạc trên đỉnh Altiplano trong dãy Andes trên biên giới của Peru và Bolivia, Titicaca có độ sâu trung bình là 107m, độ sâu tối đa là 281m và chứa khoảng 830 km3 nước. Phần Tây của hồ thuộc về vùng Puno của Peru, trong khi phần đông thuộc về Bolivian. 

Truyền thuyết kể rằng, con gái thuỷ thần Ycaca yêu chàng thuỷ thủ Detuo nhưng thuỷ thần không đồng ý. Thế là họ âm thầm kết duyên vợ chồng. Thuỷ thần vô cùng tức giận, nổi sóng gió trên hồ và dìm chết Detuo. Ycaca đau buồn, đem thi thể chồng lên khỏi mặt nước và biến chồng thành đồi núi, còn mình trầm mình xuống hồ nước sâu để đời đời kiếp kiếp núi hồ có nhau. Tên hồ tức là tên của của hai người kết thành. 

Lại có truyền thuyết khác kể rằng, thần Mặt trời thương nhớ con người con trai đã qua đời, khóc lóc đêm ngày khiến nước mắt đọng thành hồ. Người Indian cảm thương nỗi đau mất con của thần Mặt trời, kéo nhau lên núi săn báo, đồng thời dựng miếu thờ thần Mặt trời, lấy một khối đá lớn trưng hình con báo đặt trong miếu để làm đồ cúng tế. Tên hồ Titicaca có nghĩa là “Con báo đá” trong tiếng Indian.

Hồ Titicaca gồm hai phần, gần như là như hai hồ khác nhau. Tuy nhiên, chúng được kết nối với nhau bởi một dải nước mỏng và hẹp (800m) được gọi là eo biển Tiquina. Lưu vực lớn mang tên Lago Grande (hồ lớn) và lưu vực nhỏ hơn được gọi là Lago Pequeno (hồ nhỏ).

Do vậy, cái tên “Con báo đá” dựa theo hình dạng của hồ, gợi lên một chút tưởng tượng thú vị về hình ảnh của con báo đuổi theo con thỏ. Lưu vực Lago Grande giống như một con báo và Lago Pequeno là con thỏ đang tháo chạy trước sức tấn công của kẻ thù. 

Người Uros sinh sống trên những đảo nổi ở hồ Titicaca.
Người Uros sinh sống trên những đảo nổi ở hồ Titicaca. 

Hòn đảo nổi ở giữa hồ này là nơi sinh sống của người Uros, một bộ lạc lâu đời ở Nam Mỹ. Người Uros xuất hiện ở đây trước cả thời đại Inca, bao gồm 3 nhóm là Uru-Chipayas, Uru-Muratos và Uru-Iruito. Họ sinh sống thành những gia đình tại hơn 40 hòn đảo nổi do chính họ tạo nên trên hồ Titicaca.

Các hòn đảo lớn thì sẽ có khoảng 10 gia đình sinh sống, trong khi những hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 30m2 sẽ có khoảng 2 - 3 gia đình sinh sống. Những hòn đảo có một không hai trên thế giới này được hình thành từ những lớp lau sậy chết đóng thành từng mảng dày. Chúng như những chiếc phao và có thể chịu được một sức nặng cực lớn.

Điều đặc biệt là những “hòn đảo” này có thể di chuyển dời xa đất liền. Chỉ cần thả neo và nhờ vào sức gió, toàn bộ hòn đảo sẽ duy chuyển ra giữa lòng hồ Titicaca. Tộc trưởng người Uros của đảo Marcos kể: “Những ngày gió mạnh thổi bứt dây chằng, sáng sớm mở mắt tỉnh dậy thấy mình ở Bolivia. Vì thế, người Uros chúng tôi phải cột đảo thật chắc vào một tảng đá lớn để cố định vị trí”.

Giờ đây, những hòn đảo sậy trên hồ Titicaca không nổi tự do xung quanh hồ mà được cột chặt với phần đất của hồ bằng những khúc gỗ to lớn. 

Các nhà khoa học cho rằng, nơi định cư đầu tiên của họ là phía bờ hồ Titicaca thuộc lãnh thổ Bolivia, nhưng ngôi làng nổi của người Uros đã di chuyển dần về phía thành phố Puno thuộc Peru. “Xưa kia những hòn đảo nổi của chúng tôi không nằm gần bờ của Puno như ngày nay.

Do mực nước của hồ Titicaca ở vịnh quá thấp nên chúng tôi phải tiến vào gần bờ hơn, phía đảo Estevez. Một số gia đình khác di chuyển tới sông Huili-một trong những nguồn nước của hồ Titicaca, để đảm bảo độ sâu dưới bề mặt đảo nổi từ 12 đến 15 mét. Dần dà, người Uros đã mở rộng cộng đồng ra nhiều phía của vịnh Puno như ngày nay”, anh Pana, một thành viên của bộ tộc Uros cho biết. 

Ý tưởng ban đầu cho việc định cư này có từ thời đại Inca khi người Uros muốn tránh khỏi các cuộc chiến tranh liên miên và những khó khăn của cuộc sống nơi đất liền. Đây là cách người Uros có thể thoát khỏi mối đe dọa từ những kẻ hiếu chiến và mặt hồ Titicaca trở thành nơi sinh sống của họ đã hàng thế kỷ qua.

Totoras, loài sậy “thân thiện”

Hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ đều được làm từ vật liệu duy nhất, đó là sậy totoras- loại cây cỏ dại mọc um tùm xung quanh hồ. Loài sậy totoras khi bị phân hủy tạo ra khí, nhưng không thoát được ra khỏi mặt nước, dần dần rễ chứa khí này tập trung lại, hình thành một hòn đảo nổi. 

Người Uros đan rễ của cây sậy thành một khối dày. Sau đó, người dân phủ xen kẽ những lớp lau sậy mới lên trên cho đến khi bề dày đạt 1-2m rồi dựng nhà sinh sống trên đó. Vì thế, cả hòn đảo như một cái bè nổi khổng lồ, bước chân đi cứ xốp xốp, nhún nhún như đi trên nệm bông. 

Người Uros sinh sống trên những đảo nổi ở hồ Titicaca.
Người Uros sinh sống trên những đảo nổi ở hồ Titicaca. 

Tuy nhiên, không có bất kỳ đồ dùng nấu nướng hiện đại nào ở trên đảo vì thế có một câu hỏi được đặt ra là người Uros nấu ăn như thế nào để không bắt lửa vào lau sậy. Cái mà họ làm là tạo một đống đá nhỏ đủ cao để đốt lửa ở bên trên đồng thời không làm cho lửa có thể bén xuống. 

Không chỉ dùng sậy kết bè tạo thành “đảo nhân tạo”, những cây sậy của người Uros còn có thể ăn được. Hơn nữa, sậy khô làm chất đốt, rễ sậy còn là vị thuốc khá hữu hiệu chữa đau bụng, đau răng... Người Uros làm nhà bằng cây sậy này vì không thấm nước và giữ ẩm tốt hay thuyền đánh cá với hai đầu vút nhọn uốn cong lên, đến nay nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc riêng cho hồ Titicaca. Họ cũng dùng sậy để thêu, dệt và làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng khác… 

Không phải nơi nào trên thế giới cũng dám lựa chọn cách sống và xây nhà trên những chiếc bè khổng lồ ở giữa mênh mông sóng nước, nhưng người Uros đã sống ở đây hàng thế kỷ, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Người Uros có cuộc sống biệt lập, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên họ có những luật lệ riêng cho dân cư trên đảo. Mặc dù tiếng Tây Ban Nha đã trở thành quốc ngữ tại Peru, nhưng người dân ở đây vẫn sử dụng tiếng Quechua - ngôn ngữ cổ thời Inca. Đàn ông vẫn còng lưng trên những mẫu ruộng bậc thang trồng khoai tây, lúa mì để có miếng ăn.

Phụ nữ vẫn cặm cụi xe sợi, đan len để có cái mặc. Họ vẫn sống cuộc sống tự cung tự cấp như cha ông mình cách nay hàng trăm năm. Trang phục của người Uros chủ yếu bằng len để chống chọi với cái lạnh, gió và ánh nắng khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ Uros vẫn thích đội loại mũ đặc biệt có hình giống quả dưa và mặc váy phồng màu sắc rực rỡ. 

Dân cư trên đảo chủ yếu sống bằng nghề đánh cá để ăn và bán cho đất liền, dệt vải, săn bắt chim chóc và vịt trên bờ để lấy trứng, chăn nuôi thỏ, heo, vịt và gần đây còn đào những hồ nhỏ để nuôi cá hồi. Thỉnh thoảng, khi mực nước hồ giảm xuống họ trồng khoai tây trong đất lấy từ những lau sậy mục. 

Lênh đênh trên mặt hồ nhưng dân Uros cũng có trường học, nhà thờ (dĩ nhiên đều được dựng bằng cây sậy). Họ cũng đã sử dụng các tấm pin mặt trời trên các ngôi nhà bằng sậy của họ để xem TV và sử dụng các thiết bị điện khác. Ngoài ra, một máy phát điện chạy bằng gas được sử dụng để phát điện chiếu sáng vào ban đêm tuy nhiên cũng rất hạn chế vì chi phí đắt đỏ. Thay vào đó, người dân ở bộ lạc dùng thêm nến và đèn flash.

Chưa kể họ làm du lịch cũng khá bài bản, bán những món đồ lưu niệm làm từ cây sậy, làm hẳn mô hình thu nhỏ của đảo để giải thích cặn kẽ cho du khách. Chỉ cần bỏ khoảng 10 đôla, khách sẽ được sống cùng dân bản xứ một ngày, cùng ăn, ở, cùng đi câu cá lúc đêm khuya… 

Cuộc sống trên đảo nổi càng ngày càng trở nên khó khăn và khắc nghiệt. Nhiều người dân Uros đã tìm cách chuyển tới đất liền để có cuộc sống tươi mới hơn, song người ở lại vẫn duy trì những phong tục tập quán của mình dù cuộc sống có đôi chút thay đổi. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.