Doanh nghiệp loay hoay tìm lối thoát sau đại dịch

Các chuyên gia và DN nghiệp ngồi lại với nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn hậu Covid-19.
Các chuyên gia và DN nghiệp ngồi lại với nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn hậu Covid-19.
(PLVN) - Mặc dù Việt Nam bước đầu đã khống chế được dịch Covid-19 nhưng trên thế giới dịch vẫn diễn biến khó lường, Sức chịu đựng của doanh nghiệp cũng sắp đến giới hạn. Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp lúc này là làm gì để tồn tại?

Vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp (DN): “Lựa chọn nào thời hậu Covid?” do Tạp chí Diễn đàn DN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 2/7.

Cuộc khủng hoảng cung và cầu

Nói về mức độ của cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho rằng Covid-19 là cuộc khủng hoảng và tác động cả cung và cầu. Về phía cung, các DN, nhất là dệt may da giày mất ngay nguồn cung trong những tháng đầu tiên của dịch bệnh. Về phía cầu, nhu cầu rất yếu.

Chuyên gia này dẫn dự báo tăng trưởng của một số tổ chức quốc tế, như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng kinh tế toàn cầu thiệt hại từ 5,8-8,8 nghìn tỷ USD tương đương 6,4-9,7% GDP toàn cầu. Theo Quỹ tiền tệ châu Á (IMF), Việt Nam được dự báo tăng trưởng 2,7%. Trên thế giới tăng trưởng được dự báo xấu hơn rất nhiều ở mức -4,9%, thậm chí WB dự báo thế giới năm nay tăng trưởng -5,2%.

 "Như vậy có thể thấy tác động của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu rất ghê gớm" - TS Lực nói - "Còn nhớ cuộc khủng hoảng 2008-2009 nền kinh tế thế giới tăng trưởng -1,7%, hiện nay lên tới -5,2%. Rõ ràng đại dịch đã ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều".

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết, hiện tại các DN dệt may đang tương đối khó khăn. “Trong những tháng đầu qúy 1 ngành dệt may đã tăng trưởng âm hơn 2%; trong 4 tháng đầu năm thì âm khoảng 4,7%, đến 5 tháng thì âm khoảng 14,6; 6 tháng thì âm 16,67%. Mỗi tháng trôi qua, tăng trưởng của ngành lại càng âm và con số này chưa biết đến bao giờ mới dừng lại…” - ông Cẩm bày tỏ sự sốt ruột.

Đại diện Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), bà  Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, cho biết, tổng cầu ngành da giày đã bị tác động từ lúc mới bùng dịch Covid-19, đối với các DN lớn họ cũng đã đã giảm 50% đơn hàng. “Mặc dù đến nay, tổng quan các DN gia công da giày vẫn có số lượng đơn hàng để cầm cự, tuy nhiên, một thực trạng là DN lớn nhất thì đã phải cắt giảm 30% nhân công, thậm chí có DN giảm đến 70% nhân công…” - bà Xuân thông tin.

Đại diện Lefaso cũng cho rằng giải pháp để phục hồi thị trường rất khó trả lời. “Nếu như từ nay đến tháng 10 có thể xử lý được dịch Covid-19 thì DN vẫn có thể cầm cự. Nhưng nếu tình hình tệ hơn, dịch bệnh kéo dài đến năm sau thì Nhà nước phải có phương án để giải quyết, đồng hành cùng DN ứng phó khi DN không cầm cự…” - đại diện Lefaso đề nghị.

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

“Nếu như lúc này DN tìm đến chúng tôi để đề nghị tư vấn, đáng ra chúng tôi rất mừng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, không ai hiểu DN bằng chính DN” - ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc ty Kiểm toán PwC Việt Nam, đưa ra lời khuyên.

Theo ông Hùng, khủng hoảng Covid-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi, ví dụ chi phí thuê văn phòng. Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành DN, ví dụ tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc.

Và trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, các lãnh đạo DN phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới DN, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. “Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực DN ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới” – ông Hùng gợi mở.

Theo TS Võ Trí Thành, đây là lúc DN cần định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng thông tin, dịch vụ gắn với xử lý dữ liệu và kết nối để thông minh hóa nhà quản trị, quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị, chuyển đổi số từng bước. DN cũng cần lưu ý lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, những ngành nghề có lợi thế so sánh truyền thống, lĩnh vực phục vụ, hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kết cấu hạ tầng và bất động sản, những ngành/lĩnh vực mới nổi.

“Và cuối cùng, để quản trị sự bất định và rủi ro, DN cần học hỏi, chuẩn bị, sử dụng các công cụ phong chống rủi ro biến động giá, tận dụng bảo hiểm, tăng nhận thức pháp lý, thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, dành nguồn lực tốt nhất có thể…” - chuyên gia này đưa ra lời khuyên.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, trong bối cảnh hiện nay, xu hướng chuyển dịch của ngành nghề quay trở lại giá trị cơ bản, tạo nên tính đột phá, trở về với nền nông nghiệp, nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Mặt khác, công nghệ sẽ tác động tới lao động trong nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có dệt may, giày da, do đó, cần phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ, về thể chế, nguồn nhân lực…, đặc biệt, là đẩy  mạnh ngành công nghiệp phụ trợ, tiếp nhận nền công nghiệp chuyển dịch sang Việt Nam. 

“Sự tác động của Covid-19 buộc chúng ta phải nhanh hơn trong công tác chuẩn bị. hiện nay, điều chúng ta đang cần đó là sự phát triển kết hợp, hài hòa với thiên nhiên, chiến lược phát triển bền vững. Chúng ta đang rất chậm trong công đoạn này. Cần phải phân định ra các bước cho các DN từ nhỏ đến lớn theo hướng phát triển bền vững” – TS Lộc đưa ra lời khuyên…

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.