“Dở khóc dở cười” dán tem lên rau an toàn

Khi mà người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc phân biệt rau độc và rau sạch, thì con tem bảo đảm của một cơ quan có thẩm quyền dĩ nhiên rất được kỳ vọng. Thế nhưng, giải bài toán này cũng rất đau đầu. Từ những gì đang diễn ra trên thực tế, nhiều người hài hước đặt câu hỏi: Không lẽ tem an toàn mà cứ phát búa xua như giấy lộn, hoặc không lẽ ách rau lại để từ tốn dán tem?.

Việc dán một con tem lên mớ rau, tưởng không có gì phải thành chuyện, thế nhưng triển khai trên thực tế  lại phát sinh nhiều tình huống dở khóc dở cười. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thậm chí đã có một “tổng kết” về vấn đề này.

Đóng gói và dán tem bảo đảm rau an toàn tại Văn Đức
Đóng gói và dán tem bảo đảm rau an toàn tại Văn Đức

Theo “tổng kết” của cơ quan chức năng: tập quán canh tác của người dân đa phần thu hoạch rau lúc chiều muộn nên công việc gắn nhãn bị cập rập; việc gắn nhãn thường tập trung tại đầu bờ các ruộng rau thu hoạch nhưng đội ngũ cán bộ gắn tem lại ít; trong khi,  cách thức gắn tem lại mất nhiều công sức, thời gian (kẹp vào quai túi, dán tem chống vỡ)… Rắc rối là thế, nhưng tem lại chỉ dán vào rau bán buôn, cho nên đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng thì tem đã đi đường tem, rau đi đường rau.

Khi mà người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc phân biệt rau độc và rau sạch, thì con tem bảo đảm của một cơ quan có thẩm quyền dĩ nhiên rất được kỳ vọng. Thế nhưng, giải bài toán này cũng rất đau đầu.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề xuất nghiên cứu thêm về thiết kế tem nhãn để dễ gắn, đảm bảo độ bền của tem. Đặc biệt, nên có lộ trình chuyển giao việc gắn nhãn, trao “quyền và trách nhiệm” cho thương lái và chủ hộ trồng rau. “Nếu việc này giao hết cho cán bộ của HTX thì sẽ gây khó khăn cho lực lượng này”, ông Tiệp nhận định.

Chương trình gắn nhãn rau an toàn nằm trong thỏa thuận hợp tác giữa Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Thỏa thuận này đặt mục tiêu giúp phân định được rau từ cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện, được kiểm soát quá trình sản xuất rau an toàn (RAT) với rau từ cơ sở chưa được chứng nhận đủ điều kiện, chưa được kiểm soát quá trình sản xuất RAT; quảng bá sản phẩm rau từ cơ sở sản xuất RAT đến người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm và đem lại lợi ích cho các cơ sở sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng; truy xuất được nguồn gốc xuất xứ rau… Hiện tại chương trình đã triển khai được 1 năm.

Mô hình thí điểm được triển khai tại xã Văn Đức (Gia Lâm) trên diện tích 250 ha, với tổng số 1.000 hộ tham gia sản xuất rau. Doanh nghiệp liên kết tiêu thụ là Công ty TNHH Hương Cảnh. Quá trình triển khai thí điểm cho thấy: sản lượng rau bán buôn qua các chủ ô tô, xe máy chiếm khoảng 90% sản lượng vùng rau, tương đương 35-40 tấn/ngày, trong đó lượng rau được gắn nhãn nhận diện khoảng 25-30 tấn/ngày (đạt 70-75%).

Sản phẩm rau sau khi gắn nhãn đã được tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh khác. Phần lớn các chủ buôn rau nhận xét, rau gắn nhãn bán thuận lợi, nhanh hơn do người mua yên tâm về chất lượng.

Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết thêm:  sản phẩm RAT gắn nhãn được người tiêu dùng đánh giá cao, thể hiện qua việc giá rau luôn cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường (từ 500-1.000 đồng/kg).

Từ thông tin trên nhãn tem, người tiêu dùng, các nhà hàng, khách sạn, công ty kinh doanh đã liên hệ để đặt hàng mua rau tại HTX Văn Đức. Vị này khẳng định: bước đầu mô hình đã có sự cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo lòng tin cho người tiêu dùng mua được RAT có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng.

Theo kế hoạch, từ năm 2014 trở đi, Chương trình thí điểm kiểm soát theo chuỗi - từ cơ sở sản xuất RAT đến nơi tiêu thụ - sẽ quy định việc gắn nhãn, dán tem nhận diện RAT là yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ công tác quản lý. Nhưng như những gì đang diễn ra trên thực tế, nhiều người hài hước đặt câu hỏi: Không lẽ tem an toàn mà cứ phát búa xua như giấy lộn, hoặc không lẽ ách rau lại để từ tốn dán tem?.

Trường Lưu

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.