Điều gì xảy ra khi máy bay F-16 của Mỹ gặp hệ thống phòng không Nga?

0:00 / 0:00
0:00
Việc Mỹ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine và màn đụng độ sắp tới với hệ thống phòng không Nga đã mở ra một cuộc thảo luận sôi nổi mới trong thị trường vũ khí.
Máy bay F-16 của Mỹ. (Nguồn: Defense)

Máy bay F-16 của Mỹ. (Nguồn: Defense)

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây cho biết nước này không phản đổi các quốc gia khác cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố, Mỹ sẽ hỗ trợ nỗ lực của các đồng minh nhằm cung cấp tiêm kích tiên tiến như F-16 và huấn luyện phi công cho Ukraine.

Nhu cầu F-16 của Ukraine

Việc cung cấp tiêm kích cho Ukraine nằm trong chiến lược nâng dần mức độ tham gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Đây được cho là bước đi tiếp theo sau khi Anh chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow cho Kiev.

Mới đây, Anh và Hà Lan đã nhất trí thành lập một liên minh quốc tế để giúp Ukraine nhận tiêm kích F-16 và cung cấp hỗ trợ liên quan. Thông qua liên minh này, Kiev đã được hứa sẽ nhận được mọi sự hỗ trợ.

Tuy nhiên, một số nước như Ba Lan có nhiệm vụ huấn luyện phi công cho Ukraine nhưng không muốn cung cấp máy bay cho Kiev, trong khi đó, nhu cầu tiêm kích F-16 của Ukraine ngày càng tăng lên.

Ông Yury Sak, Cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nêu rõ: “Chúng tôi cần khoảng 40-60 chiếc F-16 để có thể thành lập 4 phi đoàn bảo vệ bầu trời Ukraine. Hiện nay, chúng tôi không có gì để ngăn chặn các máy bay Nga. Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn F-16 trở thành chủ đề chính trong cuộc họp cấp cao NATO diễn ra vào tháng 7 tới đây tại Vilnius”.

Trước thái độ im lặng của châu Âu về vấn đề máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ, Ukraine cũng bày tỏ sự quan tâm đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen của Thụy Điển và hy vọng vấn đề này cũng sẽ được giải quyết.

Không phải vô cớ mà Ukraine lại chỉ đích danh tiêm kích F-16. Đây là dòng tiêm kích đa năng, thế hệ 4, giá thành không quá cao. Từ năm 1978 đến nay, Mỹ đã chế tạo 4.600 chiếc F-16 với các phiên bản khác nhau. Hiện nay có 25 quốc gia sở hữu loại máy bay này. Đặc biệt, tiêm kích F-16 có thể sử dụng được tất cả các loại vũ khí sát thương chiến thuật của các nước NATO.

Trong trang bị vũ khí hiện nay, Mỹ có 550 máy bay F-16, Thổ Nhĩ Kỳ có 250 chiếc, Israel có 230 chiếc, Ai Cập có 209 chiếc, Hàn Quốc có 150 chiếc và Đài Loan (Trung Quốc) có 140 chiếc. Riêng châu Âu sở hữu rất ít loại máy bay này và tập trung cho vũ khí của riêng mình. Vì vậy, có thể nói Kiev đặt tất cả hy vọng của mình vào Washington.

Nga tự tin với hệ thống phòng không hiện tại

Trả lời Sputnik, chuyên gia Alexander Mikhailov, người đứng đầu Cục phân tích chính trị - quân sự Nga nhận định F-16 là một loại máy bay hiện đại, vẫn đang được tiếp tục nâng cấp.

"Nếu F-16 bay vào không phận Ukraine, thì cũng phải chịu chung số phận như các dòng máy bay Su, MIG do Liên Xô sản xuất mà Kiev được chuyển giao vì có thể bị bắn hạ rất đơn giản. Theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, mỗi ngày có ít nhất là một hoặc hai chiếc máy bay của Ukraine bị Nga bắn hạ”, chuyên gia Alexander Mikhailov cho biết.

Nga được cho là đã vô hiệu hóa hệ thống phòng không Patriot mà Mỹ chuyển giao cho Ukraine. Có lẽ điều này đã thôi thúc quyết tâm của phương Tây cung cấp F-16 cho Ukraine. Mặc dù vậy, máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ vẫn chưa có dịp được “tiếp xúc” với hệ thống phòng không hiện đại. Vì vậy, nếu bị bắn hạ, Mỹ lo ngại những bí mật kỹ thuật của F-16 sẽ bị lọt vào tay đối thủ.

Đồng thời, chuyên gia Aleksander Mikhailov cũng khẳng định, tại chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các hệ thống phòng không S-300, S-400 của Nga đã chứng tỏ khả năng tác chiến hiệu quả. Ngoài ra còn có hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, Buk-M3.

Đặc biệt phải kể đến hệ thống phòng không S-300B4. Hệ thống này đã lập kỷ lục thế giới khi đuổi kịp tiêm kích của Ukraine ở cự ly 200km.

Chính bởi vậy, việc phát hiện ra F-16 đối với hệ thống radar của Nga dường như là chuyện quá đơn giản.

Theo chuyên gia Mikhailov, thị trường vũ khí thế giới lại có dịp để bàn luận, chứng kiến tiêm kích F-16 đối mặt với hệ thống phòng không của Nga.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.