Diện trang phục dân tộc, các sơn nữ khoe sắc tại thác CửuTú Sơn

Diện trang phục dân tộc, các sơn nữ khoe sắc tại thác CửuTú Sơn
(PLVN) - Trong vòng đồng hành của cuộc thi “Người đẹp xứ Mường 2019” với các trải nghiệm tại các không gian văn hóa, tham gia hoạt động cộng đồng, thi lựa chọn Đại sứ Du lịch Hòa Bình…  25 người đẹp đã có buổi trải nghiệm thú vị tại bản Lác, Mai Châu và thác CửuTú Sơn. Bản Lác, Mai Châu và thác CửuTú Sơn là 2 địa điểm góp phần lớn vào quảng bá du lịch của tỉnh Hòa Bình. 

Bản Lác, Mai Châu với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, cảnh vật êm dịu thơ mộng với những cánh đồng lúa trải dài tít tắp một màu xanh mướt đến ngợp trời, những đỉnh núi xa xa ẩn hiện trong màn sương mờ đục trong cái lạnh se se của núi rừng đại ngàn đem đến xúc cảm không thể nào quên được. Đặc biệt, những ngôi nhà sàn mộc mạc đơn sơ, những món quà thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ đặc sắc, sự thân thiện của người dân nơi đây và không gian trong lành như níu chân mọi người ở lại. 

Còn thác Cửu Tú Sơn - “danh thắng đệ nhất xứ Mường” - bao gồm 9 dòng thác, mỗi dòng thác lại sở hữu vẻ đẹp đặc trưng của riêng mình, vừa có nét riêng biệt vừa lại hòa quyện vào nhau tạo nên danh thắng tuyệt đẹp làm bao người ngất ngây, mê mẩn. 

Các thí sinh có dịp khoe vẻ đẹp trong trẻo của mình trong trang phục áo dân tộc
Các thí sinh có dịp khoe vẻ đẹp trong trẻo của mình trong trang phục áo dân tộc  

Mặc dù chỉ có vỏn vẹn 1 ngày tham quan nhưng các thí sinh “Người đẹp xứ Mường 2019” cũng đã có buổi trải nghiệm thú vị với 2 địa danh nổi tiếng này, được tìm hiểu nhiều hơn về mô hình kinh doanh homestay phát triển du lịch và đắm chìm vào nét đẹp thuần khiết giữa núi rừng.

Không những vậy, các thí sinh có dịp khoe vẻ đẹp trong trẻo của mình trong trang phục áo dân tộc dưới dòng thác được mệnh danh là “danh thắng đệ nhất xứ Mường”.

Với trang phục dân tộc, 25 bông hoa “Người đẹp xứ Mường 2019” đã tôn lên nét độc đáo bậc nhất trong chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc đồng hành mật thiết với nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt – Mường. 

Cùng với chiếc khăn trắng đội đầu và màu sắc trang phục cổ truyền gồm 2 màu nâu, trắng đã thể hiện sự tinh khiết, thanh cao, trang nhã, sâu sắc và tinh tế của các thí sinh người đẹp xứ Mường nói riêng, người phụ nữ Mường nói chung.
Cùng với chiếc khăn trắng đội đầu và màu sắc trang phục cổ truyền gồm 2 màu nâu, trắng đã thể hiện sự tinh khiết, thanh cao, trang nhã, sâu sắc và tinh tế của các thí sinh người đẹp xứ Mường nói riêng, người phụ nữ Mường nói chung.  

Mặc dù bộ trang phục gồm có rất nhiều phần như áo pắn (áo ngắn) có cánh thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực, ống tay dài, bên trong là loại áo báng (yếm) nhưng nhờ điểm nhấn ở đầu váy và cạp váy với mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể khi mặc đã tôn lên vóc dáng, vẻ đẹp của người con gái xứ Mường. 

Sau buổi tham quan trải nghiệm, buổi tối cùng ngày các thí sinh đã có mặt tại khu Vstar resort  thơ mộng - nơi đoàn thí sinh được tạo mọi điều kiện tốt nhất về ăn nghỉ và tập luyện cho cuộc thi chuẩn bị cho buổi thuyết trình “Đại sứ du lịch Hòa Bình”. Trong buổi thuyết trình, tất cả các địa danh đẹp của Hoà Bình đều được các thí sinh chọn lựa và giới thiệu. 

Với phần trình diễn xuất sắc của các thí sinh, vào đêm chung kết Người đẹp xứ Mường 2019 diễn ra 9/12 tới sẽ công bố thí sinh xuất sắc đạt danh hiệu “Đại sứ Du lịch Hòa Bình”. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.