Đến năm 2035, Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ

Phong cảnh Tràng An, Ninh Bình (Ảnh: UBND tỉnh Ninh Bình)
Phong cảnh Tràng An, Ninh Bình (Ảnh: UBND tỉnh Ninh Bình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền và phần không gian biển của tỉnh Ninh Bình được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về mục tiêu, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực để đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững. Đến năm 2030 là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, nhân dân hạnh phúc.

Chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 9,2%.

GRDP bình quân đầu người khoảng 200 triệu đồng. Phấn đấu là một trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Nông - lâm - thuỷ sản 5,3%; công nghiệp - xây dựng 45,3%; dịch vụ 38,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 11,1%.

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) đạt dưới 2%.

Đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía Nam Vùng đồng bằng sông Hồng. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển, Ninh Bình chú trọng phát triển toàn diện văn hóa - xã hội; coi trọng văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người vùng đất cố đô. Tập trung bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy di sản Cố đô Hoa Lư và Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Với ngành dịch vụ, trong đó, về du lịch, xây dựng và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình là ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu và hình ảnh riêng gắn với tiềm năng, giá trị Cố đô Hoa Lư và Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Phát triển 04 nhóm sản phẩm du lịch chính: (1) nhóm sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử là nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, mang thương hiệu riêng cho du lịch Ninh Bình; (2) nhóm sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên; (3) nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các hệ sinh thái biển, rừng, các nguồn khoáng nóng; (4) nhóm sản phẩm du lịch sáng tạo theo tư duy đột phá, có hàm lượng chất xám cao, tiết kiệm tài nguyên.

Bên cạnh đó, phát triển 03 nhóm sản phẩm du lịch phụ trợ: (1) Nhóm sản phẩm du lịch chuyên đề về khám phá tự nhiên, lễ hội, ẩm thực; (2) Nhóm sản phẩm du lịch liên ngành: du lịch MICE (gắn với sự kiện hội nghị, hội thảo), du lịch nông nghiệp, du lịch thể thao, du lịch giáo dục, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm phim trường…; (3) Nhóm sản phẩm du lịch liên vùng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình, địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vĩ. (Ảnh: TCDL)

Phát triển du lịch thám hiểm tại Công viên địa chất Lạng Sơn

(PLVN) - Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình, địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vĩ, có khoảng 200 hang động, nhiều thác nước, hố sụt đẹp, ẩn chứa vô vàn điều thú vị, hấp dẫn. Đây sẽ là nguồn lực chắp cánh cho sự phát triển của du lịch địa chất: thám hiểm hang động, leo núi thể thao, dù lượn, trekking, vượt thác, hố sụt... 

Đọc thêm

Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam có nhiều điểm đến nổi tiếng thế giới nhưng cần xác định tầm nhìn xa để khai thác tiềm năng các điểm này bền vững. (Ảnh: Nụ cười Mekong)
(PLVN) - Ngành Du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình với những khát vọng lớn lao. Với mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch, Việt Nam cần tận dụng các cơ hội hiện tại và triển khai những chiến lược cụ thể để đạt được sự phát triển vượt bậc vào năm 2025 và xa hơn.

Sôi động lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quỳnh Nhai

Các vận động viên tham gia tranh tài. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Ngày 7/2, hàng nghìn người đã đổ về khu vực cầu Pá Uôn, thuộc thị trấn Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) để cổ vũ, trải nghiệm Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu xuân năm mới. Đây là hoạt động nằm trong các hoạt động tại Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Quỳnh Nhai năm 2025.

Lên cao nguyên Mộc Châu ngắm hoa mận nở đầu xuân

Du khách ngắm hoa mận nở trên cao nguyên Mộc Châu. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Đầu xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống xuyên qua từng kẽ lá, xua tan đi cái lạnh buốt của mùa đông, đem đến một không gian rạng rỡ, căng tràn sức sống, cũng là lúc những vạt rừng mận trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La bung nở trắng xóa, một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng.

Du lịch Kiên Giang đặt mục tiêu đón 10,6 triệu lượt khách năm 2025

Quang cảnh Hội nghị tổng kết ngành du lịch 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ 2025
(PLVN) - Chiều 6/2, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết ngành du lịch năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị, có ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Quốc Thái - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; các đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp tiêu biểu; các huyện, thành phố có liên quan cùng tham dự.

“Đòn bẩy” 1000 tỷ từ mùa du lịch bội thu đầu Xuân Ất Tỵ

Du khách trong và ngoài nước tham gia các hoạt động du lịch đầu năm ở Vịnh Lan Hạ, TP Hải Phòng. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, nhiều địa phương vượt mốc doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng, thậm chí có địa phương đạt doanh thu gấp nhiều lần so với năm trước. Đây là một “đòn bẩy” để ngành Du lịch Việt Nam chuẩn bị cho một năm với nhiều bước tiến mới.

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc
(PLVN) - Nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 2km, Bản Cát Cát (hay còn gọi là thôn Cát Cát) thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, là một trong những điểm đến du xuân hấp dẫn dành cho du khách yêu thích khám phá văn hóa bản địa và trải nghiệm không gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa độc đáo và cuộc sống bình dị của người H’Mông, Bản Cát Cát đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà
(PLVN) - Mỗi độ xuân về, khi những cơn gió lạnh dần tan, đất trời Bắc Hà (Lào Cai) lại khoác lên mình một tấm áo mới tinh khôi, rực rỡ – đó là sắc trắng muốt của hoa mận nở bung trên khắp các triền đồi. Từ thung lũng đến sườn núi, những vườn mận như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, thu hút du khách gần xa tìm đến chiêm ngưỡng.

Củng cố vị thế “điểm nhấn du lịch toàn cầu”

Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới.
(PLVN) - Trong quan niệm của rất nhiều người trung lưu và du khách nước ngoài, du lịch hang động Quảng Bình là một niềm mơ ước, khát khao. Không phải chỉ có tiền là có thể đi, mà còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như sức khỏe, thời gian, huấn luyện, sự may mắn trong ghép đoàn để bảo đảm yếu tố bảo vệ thiên nhiên… thì mới có thể được tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan hai lần được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.

'Nâng bước' phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, Ba Vì) đã có những bước phát triển nhanh chóng nhờ khai thác đa dạng các loại hình du lịch. (Ảnh: Văn Vịnh)
(PLVN) - Việt Nam sở hữu vị trí địa lý thuận lợi với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, cùng bề dày văn hóa, lịch sử lên đến hàng nghìn năm, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Tuy nhiên, để khai thác được hết tiềm năng, ngành du lịch các tỉnh, địa phương của nước ta cần có một chiến lược lâu bền.