Đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giảng viên chính, giảng viên cao cấp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm.

Dự thảo quy định rõ quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng công lập có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II)

Theo dự thảo Thông tư, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ 6 tiêu chuẩn, điều kiện.

Thứ nhất, cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

Thứ hai, đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.

Thứ ba, được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Thứ tư, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.

Thứ năm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26.10.2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Thứ sáu, đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I)

Với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ 6 tiêu chuẩn, điều kiện.

Thứ nhất, cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

Thứ hai, đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.

Thứ ba, được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Thứ tư, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.

Thứ năm , đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.

Thứ sáu, đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.