Đề xuất mở rộng tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Đề xuất mở rộng áp dụng biện pháp tạm giữ người trong xử lý vi phạm hành chính về môi trường
Đề xuất mở rộng áp dụng biện pháp tạm giữ người trong xử lý vi phạm hành chính về môi trường
(PLO) - Một trong những biện pháp mà các lực lượng thi hành công vụ thường áp dụng để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) là tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Nhưng do chỉ có 2 trường hợp được tạm giữ người trong khi trên thực tế rất nhiều trường hợp khác cần phải áp dụng biện pháp này nhằm tránh tình trạng người vi phạm bỏ trốn hoặc tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Chặt chẽ về các điều kiện áp dụng

Qua báo cáo tổng kết, các lĩnh vực xảy ra nhiều hành vi vi phạm hành chính là lĩnh vực giao thông, bảo vệ môi trường, cư trú, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, thương mại, an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội…

Chẳng hạn, đối với lĩnh vực giao thông, các hành vi vi phạm phổ biến là điều khiển phương tiện không có giấy phép, điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép, chở hàng hóa quá tải, không bố trí đủ định biên thuyền viên… Hay đối với lĩnh vực tài nguyên, môi trường, các hành vi vi phạm phổ biến là xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà không có giấy phép khai thác khoáng sản…

Để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc XLVPHC, các lực lượng thi hành công vụ thường áp dụng nhiều biện pháp được quy định tại Luật XLVPHC năm 2012, trong đó có biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Đối với biện pháp tạm giữ người, Luật XLVPHC quy định 2 trường hợp được tạm giữ người, đó là: “Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác”.

So với Pháp lệnh XLVPHC, biện pháp này và các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo XLVPHC khác có sự thay đổi khá lớn về điều kiện, thẩm quyền áp dụng, quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng, hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp liên quan đến nhân thân, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vi phạm và bảo đảm tính khả thi của quy định. Trong thực tế, biện pháp tạm giữ người là biện pháp ít được sử dụng do quy định của Luật XLVPHC giới hạn hành vi vi phạm để áp dụng biện pháp này.

Đề xuất mở rộng đối với một số lĩnh vực “nóng”

Tuy nhiên, ngoài việc cần xử lý những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác thì rất nhiều trường hợp khác cần phải áp dụng biện pháp này nhằm tránh tình trạng người vi phạm bỏ trốn hoặc tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Cụ thể, các trường hợp tạm giữ người theo quy định tại Điều 122 Luật XLVPHC và Điều 102 Luật Hải quan chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là đối với trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bởi vì trong quá trình lập hồ sơ, xem xét áp dụng, chuẩn bị thi hành các biện pháp này thì những người này đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, bỏ đi khỏi cơ sở bảo trợ xã hội nên hiệu quả áp dụng các biện pháp này không đạt yêu cầu đặt ra.

Thực tiễn cũng còn rất nhiều hành vi vi phạm hành chính cần phải tiến hành thủ tục tạm giữ người để tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc để ngăn chặn người vi phạm hành chính bỏ trốn, tẩu tán, tiêu hủy hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như trộm cắp, chiếm đoạt tài sản, vận chuyển hàng cấm, đánh bạc… nhưng Điều 122 Luật không quy định nên gây rất nhiều khó khăn, tốn kém, lãng phí không cần thiết trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, Điều 122 Luật XLVPHC quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm là quá ngắn nên cơ quan, người có thẩm quyền không đủ thời gian để tiến hành xác minh, giám định, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Vì vậy, một số ý kiến đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 122 Luật XLVPHC về thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo hướng kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính để cơ quan, người có thẩm quyền có đủ thời gian để tiến hành xác minh, giám định, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhất là đối với vụ việc thuộc lĩnh vực môi trường, thương mại, an toàn thực phẩm… 

Tin cùng chuyên mục

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Đọc thêm

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.