ĐBQH tranh luận gay gắt vụ án Bác sĩ Hoàng Công Lương

ĐB Phạm Khánh Phong Lan.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan.
Sáng 26/5, Quốc hội tiếp tục phiên làm việc tại hội trường, thảo luận về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Liên quan đến vụ án đang được Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình đang xét xử về vụ việc liên quan đến tai biến chạy thận làm 9 người chế, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tranh luận có phần gay gắt.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (tỉnh Thanh Hóa) bày tỏ quan điểm: “Qua vụ xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương, tôi rất băn khoăn. Nếu kết tội bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ rất ảnh hưởng đến ngành Y tế... Tôi đề nghị Bộ trưởng bộ Y tế nên nói thêm vấn đề này. Cá nhân tôi nghĩ rằng, bác sĩ Hoàng Công Lương có thể vô tội”.

Ngay sau đó, ĐB Nguyễn Tiến Sinh, ĐBQH đoàn Hòa Bình giơ biển tranh luận. ĐB Sinh cho rằng, thời gian gần đây và tại phiên thảo luận tại hội trường hôm nay có nhiều ĐB phát biểu thể hiện quan điểm với vụ án chạy thận nhân tạo tại BV Đa Khoa tỉnh Hòa Bình đang được TAND tỉnh Hòa Bình xét xử theo quy định tố tụng.

Theo ông Sinh, sự quan tâm của các ĐB về những vấn đề của vụ án là rất cần thiết thể hiện rằng sự trách nhiệm trước nhà nước và trước nhân dân.

“Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến của ĐB có đánh giá và kết luận là có dấu hiệu oan sai, thậm chí dẫn dắt dư luận có tội hay không có tội, việc phát ngôn như vậy trong khi tòa án xét xử như vậy là rất cảm tính và không thực sự thích hợp bởi vì chúng ta đều biết tòa án đang trong quá trình xét xử, tòa chưa đưa ra một phán quyết nào cả”, ĐB Sinh nói. “Do vậy, việc đưa ra các phát ngôn như vậy thực sự không đem lại sự thuận lợi và sự giải quyết đúng đắn của HĐXX nhân danh nhà nước Việt Nam thậm chí nó định hướng trong dư luận, tạo sức ép không cần thiết nên hoạt động đúng đắn của các cơ quan tham gia vụ án” 

Cũng theo ĐB Sinh, Quốc hội đã ban hành BLHS, BLTTHS cùng các văn bản đảm bảo quyền con người và quyền công dân theo Hiến pháp và Pháp luật. Nếu ĐBQH thấy có cơ sở, có căn cứ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật làm sáng tỏ vụ án thì pháp luật cũng có quy định để các ĐB tham gia vụ án một cách chính danh. Chính vì vậy, ĐB Sinh cho biết ông rất mong muốn Quốc hội, ĐBQH quan tâm đến nội dung ông đã phát biểu.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng, con người có thể có những sai lầm hoặc là chưa lắng nghe được ý kiến của các bên. “Chúng tôi khẳng định không có chuyện định hướng trong việc xét xử của tòa... Chúng tôi chỉ muốn làm sao để đánh giá đúng người đúng tội, chúng tôi cũng mong chờ mỗi cơ quan ở Bộ Y tế, sở Y tế và tất cả các ngành các cấp có tiếng nói để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật cho nhân viên của mình nếu người đó làm đúng”, bà Lan nói.

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho hay, vụ việc đang trong quá trình tố tụng, các ý kiến của ĐBQH cũng như dư luận cử tri sẽ được các cơ quan chức năng nghiên cứu xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.