Dự liệu đủ nguồn lực cán bộ, viên chức cho Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm, tạo nguồn bổ sung đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để khắc phục tình trạng điều động, luân chuyển cán bộ của Trung tâm, bảo đảm mỗi Trung tâm có ổn định số lượng Trợ giúp viên pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các Chi nhánh của Trung tâm sẽ được thành lập tương ứng với các Tòa án sơ thẩm khu vực theo định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp.
Trong thời gian qua, các Trung tâm trên toàn quốc đã tích cực thực hiện quy hoạch mạng lưới và đạt được kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, số Trợ giúp viên pháp lý và nguồn bổ sung đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý không hoàn toàn được như mong đợi. Riêng số lượng cộng tác viên cũng khá lớn, hơn 8.300 người song phần lớn không thể dành nhiều thời gian để tham gia giải quyết vụ việc TGPL.
Đơn cử, tại Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Ninh đến nay đã có 11 biên chế, nhưng trong đó chỉ có 4 Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách – còn thấp so với mục tiêu đặt ra vào năm 2015. Trung tâm Quảng Ninh cũng đã ký hợp đồng với 137 cộng tác viên, trong đó có 14 cộng tác viên là Luật sư, 123 cộng tác viên khác thuộc 21 Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật và các cơ quan, tổ chức như cơ quan tiến hành tố tụng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo…
Các tổ chức hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội sẽ tiếp tục được khuyến khích tham gia thực hiện TGPL. Mục tiêu đến năm 2015 là huy động ít nhất 50% các tổ chức này tham gia thực hiện TGPL. Các luật sư sẽ được khuyến khích thực hiện TGPL theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt
Các luật sư và cán bộ pháp luật có kinh nghiệm sẽ được khuyến khích dự tuyển thành Trợ giúp viên pháp lý. Cục TGPL cho biết sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị để Bộ Tư pháp trình Chính phủ có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên, đặc biệt khuyến khích phát triển đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Song Thu