Đạt 30 triệu giờ công an toàn, BSR ghi dấu mốc mới cho ngành Dầu khí

Thợ lặn chuẩn bị đồ nghề hiện đại, an toàn thực hiện bảo dưỡng phao SPM.
Thợ lặn chuẩn bị đồ nghề hiện đại, an toàn thực hiện bảo dưỡng phao SPM.
(PLVN) - Ngày 10/3/2021, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đạt mốc 30 triệu giờ công an toàn không có tai nạn lao động mất ngày công (tính từ ngày 02/6/2014). Với kỳ tích này, BSR là doanh nghiệp dầu khí duy nhất đạt kỷ lục về đạt mốc giờ công an toàn. 

Hành trình của kỷ lục

Có được kỳ tích trong công tác An toàn Sức khỏe Môi trường (ATSKMT) như trên là do sự cam kết cao nhất của cấp lãnh đạo BSR cho công tác đảm bảo an toàn, là sự nỗ lực không ngừng, sự đoàn kết và trên hết là tinh thần làm việc sáng tạo, ý thức tuân thủ các quy định, quy trình, hướng dẫn an toàn của mỗi người lao động BSR và nhà thầu khi làm việc tại Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất. 

Bảng điện tử đã thống kê BSR đạt 30 triệu giờ công an toàn vào ngày 10/3/2020.
 Bảng điện tử đã thống kê BSR đạt 30 triệu giờ công an toàn vào ngày 10/3/2020.

Với đặc thù vận chuyển, chế biến, tồn chứa các sản phẩm xăng dầu trong điều kiện nhiệt độ/áp suất cao và nhiều hoạt động bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị trong điều kiện khắc nghiệt như làm việc trong không gian hạn chế, làm việc trên cao, làm việc với thiết bị nâng hạ, làm việc trên mặt nước…, nên NMLD Dung Quất luôn tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ và tai nạn lao động. Đặc biệt thực hiện các hoạt động vận hành, bảo dưỡng sửa chữa trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. 

Nhận thức rõ điều đó, BSR đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chương trình nhằm kiểm soát an toàn trong suốt thời gian qua mà trọng tâm là Xây dựng và cải tiến văn hóa an toàn dựa trên văn hóa nền tảng “7 thói quen hiệu quả” với nhiều chương trình, hoạt động được triển khai trong Công ty và lan tỏa đến các Nhà thầu. 

Từ những ngày đầu đưa Nhà máy vào vận hành, BSR đã ưu tiên xây dựng hệ thống quản lý an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và được DNV đánh giá chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn OSHAS 18001:2007 và ISO 14001:2005 vào ngày 08/3/2011. Hệ thống quản lý an toàn BSR được cải tiến liên tục qua từng năm và được đơn vị BSI đánh giá tái chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 45001:2018, ISO 14001:2015 vào ngày 19/02/2020, với 115 quy trình, hướng dẫn chuyên môn về an toàn, sức khỏe, môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Ngoài ra, hệ thống quản lý ATSKMT của BSR còn được đánh giá bởi các đơn vị thứ 3 như PSRG (USA); Dupont Sustainable Solution để tìm cơ hội cải tiến liên tục.

Trao đổi các biện pháp an toàn bảo dưỡng phân xưởng RFCC trong BDTT lần 4 năm 2020
Trao đổi các biện pháp an toàn bảo dưỡng phân xưởng RFCC trong BDTT lần 4 năm 2020 

Sau khi hoàn thiện và cải tiến quy trình, BSR tập trung vào công tác đào tạo, huấn luyện cho người lao động bằng hình thức trực tuyến E-Learning và E-test cho nhân sự BSR và Nhà thầu. Tính riêng năm 2020, BSR đã tổ chức 43 khóa đào tạo ATSKMT cho 6.626 lượt CBNV với 30.609 giờ công, trung bình mỗi CBCNV đạt 20 giờ công/người/năm. Ngoài ra, BSR tiến hành đào tạo cho 11.700  lượt Nhà thầu với 23.400  giờ công đào tạo. 

Công tác giám sát an toàn đã phát hiện và khắc phục kịp thời các hành vi và điều kiện không an toàn tránh xảy ra những sự cố lớn hơn. Ngoài việc giám sát tại công trường, công tác phòng ngừa tai nạn, sự cố xảy ra cũng luôn được chú trọng. 100% thiết bị, dụng cụ trước khi mang vào Nhà máy đều được kiểm tra điều kiện an toàn, trong đó giai đoạn bảo dưỡng tổng thể (BDTT), đã kiểm tra hơn 17.000 thiết bị, dụng cụ. Tất cả các sự cố, cận sự cố đều được báo cáo, phân tích nguyên nhân gốc rễ nhằm tránh sự cố lặp lại.

Tuyên truyền trực quan an toàn khi làm việc bằng giàn giáo.
  Tuyên truyền trực quan an toàn khi làm việc bằng giàn giáo.

Nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp xảy ra, BSR đã xây dựng 125 kịch bản ứng phó sự cố và cứu nạn cứu hộ và định kỳ thực tập. Năm 2020, BSR đã tổ chức 75 đợt thực tập PCCC, tràn dầu và tràn đổ hóa chất; 100% các thiết bị/hệ thống quan trọng được kiểm tra phát hiện và những hỏng hóc được đề xuất khắc phục kịp thời; lực lượng chữa cháy chuyên ngành được đào tạo/tập luyện kỹ năng PCCC và cứu nạn cứu hộ.

Với các biện pháp như trên và thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”, BSR vận hành an toàn ổn định trong mùa mưa bão và đã giảm thiểu đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra, đặc biệt cơn bão số 9 năm 2020 đã đổ bộ vào Quảng Ngãi mà tâm bão là Nhà máy lọc dầu với cấp gió 12.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý an ninh, an toàn cũng được chú trọng như: nâng cấp chức năng quản lý tai nạn sự cố; quản lý thiết bị PCCC, thiết bị an toàn; triển khai việc xử lý các khuyến nghị về an toàn từ các đoàn kiểm tra; quản lý tình trạng kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị … trên phầm mềm CMMS ngoài các hệ thống hiện có như CPMS cho đăng ký ra vào Nhà máy, học và thi thông qua hệ thống E-Test/Elearning.

Nhằm động viên kịp thời và trao đổi trực tiếp người lao động tại nơi làm việc, BSR cũng thành lập các đoàn kiểm tra hàng tuần, hàng tháng công tác đảm bảo ATSKMT với sự chủ động tham gia của các cấp quản lý từ cấp Tổ trưởng đến các lãnh đạo Công ty nhằm thể hiện sự cam kết và ưu tiên cao nhất đối với công tác đảm bảo Nhà máy được vận hành an toàn và ổn định.

Chống dịch Covid-19 hiệu quả

Có thể nói quá trình BSR tích lũy giờ công an toàn là một hành trình gian nan, nhưng có lẽ năm 2020 là năm khó khăn nhất đối với BSR khi vừa phải đảm bảo vận hành an toàn Nhà máy vừa thực hiện công tác BDTT lần thứ 4 trong điều kiện dịch bệnh bùng phát hai lần ở Việt Nam. Nhờ những nỗ lực vượt bậc, BSR đã vượt qua những khó khăn trên và về đích một cách xuất sắc khi đạt được “5 Không”: Không trường hợp nào bị nhiễm Covid-19, Không có tai nạn lao động mất ngày công; Không sự có cháy nổ; Không sự cố môi trường và Không sự cố an ninh.

Kiểm soát dịch Covid-19 tại cổng A1 NMLD Dung Quất trong đợt BDTT lần 4 năm 2020.
  Kiểm soát dịch Covid-19 tại cổng A1 NMLD Dung Quất trong đợt BDTT lần 4 năm 2020.

Vào ngày 23/1/2020, Việt Nam đã phát hiện đợt dịch bệnh đầu tiên rơi đúng vào thời điểm Nhà máy đang thực hiện công tác chuẩn bị cho BDTT lần thứ 4, và tiếp theo ngày 24/7/2020 bùng phát đợt dịch lần 2 đúng vào thời điểm Nhà máy chuẩn bị những khâu cuối cùng, huy động những chuyên gia cuối cùng cho việc BDTT. 

Ông Nguyễn Quang Hưng – Trưởng ban ATMT BSR - cho biết: Trước tình hình khó khăn trên, với quyết tâm cao là phải đảm bảo vận hành Nhà máy liên tục an toàn đồng thời thực hiện thành công BDTT, Lãnh đạo BSR đã đưa ra các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng chống Covid-19 trong đó tập trung vào mô hình 5M: Thành lập ban chỉ đạo/chỉ huy; tuyên truyền cho người lao động; Thiết lập/cải tiến Quy trình và Phương pháp phòng chống Covid - 19; Cung cấp đầy đủ vật tư y tế cho người lao động; Giám sát/đo lường kết quả thực hiện.

Ngoài các biện pháp cơ bản như khai báo y tế, đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo nhiệt độ, BSR đã áp dụng các giải pháp mới như: nhân sự Nhà thầu được chia thành các nhóm nhỏ với tối đa 30 người/nhóm do một người đầu mối kiểm soát tình trạng sức khỏe và tổ chức phổ biến an toàn, không tập trung toàn bộ nhân sự như trước đây. BSR mở thêm nhiều cổng an ninh ra vào Nhà máy, trên mỗi cổng bố trí nhiều làn; bố trí lệch thời gian ra/vào Nhà máy; mỗi một Nhà thầu được bố trí tuyến đường riêng trong Nhà máy; bố trí nhiều lán trại phân tán ở các khu vực khác nhau trong Nhà máy; những khu vực/gói thầu quan trọng được cách ly với các khu vực khác nhằm hạn chế tiếp xúc.

Bằng việc thực hiện quyết liệt các giải pháp như trên cùng sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, BSR đã tổ chức đưa 255 chuyên gia nước ngoài và kiểm soát gần 4.000 lao động các đơn vị Nhà thầu trong nước đến NMLD Dung Quất cùng với 1.500 CBCNV BSR tham gia thực hiện công tác BDTT  an toàn và trở về nhà một cách an toàn. Chính những ngày công lao động an toàn của hàng nghìn chuyên gia nước ngoài và người lao động nhà thầu đã góp phần tạo nên kỳ tích 30 triệu giờ công an toàn.

Nhiệm vụ trọng tâm của BSR trong năm 2021, Công ty BSR tiếp tục đặt ra mục tiêu đạt mốc 32.5 triệu giờ công an toàn không có tai nạn mất ngày công lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và tiếp tục cải tiến văn hóa an toàn để hướng tới “Tôi chịu trách nhiệm an toàn cho Bản thân, đồng nghiệp và Nhà máy”.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...