Đạo luật không ăn thịt, không chặt cây trong cộng đồng người Bishnoi

Hàng trăm năm qua, người Bishnoi chung sống hòa thuận với các loài động vật.
Hàng trăm năm qua, người Bishnoi chung sống hòa thuận với các loài động vật.
(PLO) - Từ 500 năm trước, người Bishnoi đã tuân thủ quy định cấm săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã. Đạo luật này giúp họ trở thành những nhà bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của nhân loại. 

Cuộc sống giữa sa mạc

Với khoảng 300 ngàn người sống chủ yếu ở vùng sa mạc Thar cằn cỗi của bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ, người Bishnoi luôn sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ cây cối và động vật. 

Cộng đồng người Bishno sống trong những túp lều hình tròn, phía trên phủ mái lá, tường được đắp từ bùn. Những ngôi nhà mát mẻ và thoáng đãng kiểu này sẽ giúp họ chống lại điều kiện khí hậu khắc nghiệt nơi sa mạc đầy nắng và gió. 

Cuộc sống của người dân ở đây hết sức giản dị. Trong một gia đình, khi một cặp vợ chồng mới lấy nhau, họ phải tự tạo dựng cuộc sống của mình với hai bàn tay trắng trên mảnh đất cằn cỗi. Họ sẽ đào giếng để lấy nước trồng lương thực và các loại rau củ khác. Người vợ sẽ quán xuyến việc nhà, trong khi đó trách nhiệm của người chồng là trụ cột, chăn nuôi gia súc, đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình.  

Trang phục của người Bishnoi vô cùng bắt mắt. Phụ nữ Bishnoi là biểu tượng của sự sáng tạo nên họ thường mặc bộ đồ sáng màu như cam, đỏ, xanh… đeo khuyên mũi và các loại trang sức. Người đàn ông thường mặc quần áo màu trắng, màu sắc tượng trưng cho sự đơn giản và khiêm tốn, biết chăm lo cho gia đình. 

Người Bishnoi sống dựa nông nghiệp và chăn thả gia súc. Họ nuôi bò, dê lấy sữa và trao đổi lấy đồ dùng, vật dụng và thực phẩm thiết yếu hàng ngày. Đặc biệt, những con gia súc này sẽ được chăm sóc cho đến khi già đi, chết theo quy luật tự nhiên và không giết hại. 

Ngoài việc đối xử tốt và không giết hại các loài động vật, người Bishnoi cũng có những quy định về cách đối xử với các loài thực vật. Họ chỉ ăn những thứ do họ tự trồng được. Họ không bao giờ chặt hay nhổ cây đang sống, cho dù để lấy gỗ làm vật liệu xây dựng hay củi đốt.

Người Bishnoi chỉ chặt những cây đã chết hoặc cành cây khô để làm củi, phục vụ cho việc nấu nướng. Nếu không kiếm đủ củi, họ sẽ thu lượm phân trâu bò, phơi khô để làm chất đốt và tuyệt đối không chặt cây rừng.

Đặc biệt, bộ tộc Bishnoi sống rất sạch sẽ. Mặc dù ở sa mạc Thar rất khan hiếm nước nhưng họ vẫn tắm gội sạch sẽ hàng ngày. Hầu hết mọi người đều tiết kiệm nước, trẻ em phải ngồi tắm trong những cái chậu. Song những cư dân này vẫn dành ra một lượng nước để chăm sóc và tưới cho cây trồng.

Người dân địa phương nói rằng, Bishnoi có nghĩa là 29 (Bish là 20, noi là 9). Con số 29 biểu tượng có 29 giáo lý về lối sống trong giáo luật của những người theo đạo Hindu phải tuân theo. 

Theo truyền thuyết, đạo luật này ra đời khoảng 540 năm về trước, do đạo sư Jambheshwar Bhagwan khai phá khi ngồi thiền dưới gốc cây ở ngôi làng Jhamba mà giác ngộ thành. Ông cũng là người đã tìm ra nguồn nước giúp những người dân ở ngôi làng Jhamba thoát khỏi cảnh hạn hán sau hơn 20 năm.

Tận mắt chứng kiến các cuộc xung đột tôn giáo và chủng tộc, cộng thêm cuộc sống lầm than người dân trong thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc, đạo sư Jhambheshwar đã nung nấu việc xây dựng một xã hội hòa bình, con người không chỉ chung sống hòa thuận với nhau mà còn với muôn loài. Đạo sư đã thành lập một cộng đồng người, sống theo giáo lý mà ông đặt ra.

Theo đó, 29 giáo lý bao gồm 10 điều nói về vệ sinh cá nhân và duy trì tốt sức khỏe cơ bản. 7 hành vi xã hội lành mạnh. 5 nguyên lý để thờ phượng Chúa. 8 giáo lý đã được quy định bảo vệ thiên nhiên, cấm giết hại động vật và hủy hoại cây xanh. 

500 năm chung sống với thiên nhiên

Trong suốt hơn 500 năm qua, từ trẻ đến già, từ đàn ông đến phụ nữ ở Bishnoi đã sống và thậm chí chết vì tinh thần của đạo này. Năm 1847, khi quân đội Hoàng gia đến khu rừng của những người Bishnoi để chặt cây, lấy gỗ xây cung điện, những người Bishnoi đã kiên quyết bảo vệ cánh rừng của. Họ không chống đối bằng bạo lực, mà chỉ kêu gọi quân lính hoàng gia hãy dừng việc chặt rừng. Cuối cùng, 363 người Bishnoi đã hi sinh. 

Trẻ em được sinh ra, chúng chưa được công nhận ngay là người Bishnoi. Trong những tháng đầu đời, đứa bé ở cùng với mẹ. Đến khi lớn lên, chúng sẽ được tham dự một buổi lễ của cộng đồng người Bishnoi. Ở đây, chúng được nghe đọc 29 điều luật của người Bishnoi. Sau buổi lễ này, đứa bé mới chính thức trở thành thành viên của cộng đồng.

Không chỉ không ăn thịt, người Bishnoi còn ra sức bảo vệ và giúp đỡ cho loài vật sống xung quanh họ. Khi gặp những con động vật bị thương, người Bishnoi sẽ đem chúng về và giao cho những thầy lang trong làng chữa trị trước khi thả về với thiên nhiên.

Người Bishnoi còn sẵn sàng chia sẻ nguồn lương thực ít ỏi của mình với những loài động vật trên vùng đất sa mạc cằn cỗi. Những hành động nhỏ như: treo nước trên cành cây cho chim uống, đặt chậu thức ăn ngoài đồng, khắp các con đường trong làng và ven bìa rừng để những con bị bỏ đói lâu ngày có thể tự do đến ăn.

Phụ nữ ở Bishnoi sẵn sàng cho những con thú non như hươu, nai, dê, cừu… bú sữa của mình là câu chuyện bình thường. Khi những con thú lớn lên, chúng lại trở thành những người bạn thân thiết của những đứa trẻ.

“Tôi cho chúng bú sữa và thức ăn để đảm bảo chúng được chăm sóc chu đáo và được quan tâm như chính các con của tôi. Những con vật bé bỏng này không phải là trẻ mồ côi vì chúng tôi luôn ở bên cạnh và chăm sóc để chúng có cuộc sống khỏe mạnh”, người phụ nữ tên Mangi cho biết. 

Cậu bé Roshini Bishnoi, 21 tuổi chia sẻ rằng, “Tôi đã lớn lên cùng với những chú nai nhỏ bé như anh chị em ruột trong gia đình. Bố mẹ tôi không bao giờ phân biệt giữa một con nai bé và tôi. Chúng tôi là một gia đình và trách nhiệm của chúng tôi là chăm sóc, nuôi dưỡng chúng khỏe mạnh và lớn lên. Chúng tôi chơi đùa và trò chuyện với nhau hàng ngày, chúng hiểu ngôn ngữ của chúng tôi.”

Thậm chí người Bishnoi còn trở thành những nhà bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của nhân loại. Họ tìm kiếm những loài vật mắc bẫy và chữa trị vết thương cho chúng. Họ sẵn sàng xả thân đối chọi với những kẻ săn bắt động vật hoang dã.

Trong hơn 10 năm qua, 14 người Bishnoi thiệt mạng chết vì bảo vệ những con vật này. Đối với họ, giết một con thằn lằn cũng là một tội ác dã man như giết một con hổ. Cuộc  sống của mọi loài đều có giá trị như nhau. 

Bộ tộc người Bishnoi sinh sống tại sa mạc Thar thuộc bang Rajasthan miền Tây Ấn Độ từ nhiều đời nay có tập tục khá kỳ lạ. Khi khách quý đến nhà, chủ nhà sẽ mời khách thưởng thức món thuốc phiện. Họ dùng bát để tán nhỏ thuốc phiện, sau đó lọc qua nước từ từ. Thứ nước này được đun bằng dụng cụ đặc biệt để tạo thành hỗn hợp có tên Amal.

Vị khách sẽ nếm món đồ này trên tay của chủ nhà. Được biết, hỗn hợp Amal có vị hơi đắng. Người Bishnoi dùng phương pháp này để thể hiện tình cảm và lòng nhiệt tình với khách quý. Nếu vị khách nào từ chối sẽ bị coi là bất lịch sự.

Dù thuốc phiện đã bị cấm ở Ấn Độ nhưng người dân ở đây vẫn tìm mọi cách bí mật trồng cây tại khu vực hẻo lánh. Hàng trăm người Bishnoi đã thiệt mạng khi ra sức bảo vệ cây thuốc phiện trước những vụ càn quét của Chính quyền. Nghi thức mời thuốc phiện đã ngấm sâu vào máu thịt của người dân nơi đây và trở thành truyền thống không thể dỡ bỏ.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.