Đánh thuế bảo vệ môi trường: Lo "đội” giá hàng hóa!

Thảo luận tổ chiều qua (31/5) về dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường (TBVMT), nhiều ĐBQH đã không khỏi lo ngại sẽ có thêm một gánh nặng thuế “đè” lên vai người dân.

Thảo luận tổ chiều qua (31/5) về dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường (TBVMT), nhiều ĐBQH đã không khỏi lo ngại sẽ có thêm một gánh nặng thuế “đè” lên vai người dân.

cc
Cần mức thuế đủ êể vừa giúp bảo vệ môi trường vừa không gây khó dễ cho dân

“Lưới” giăng chưa đủ rộng
Chính phủ dự kiến đưa 5 nhóm hàng hoá vào diện chịu TBVMT gồm: Xăng dầu (xăng các loại, nhiêu liệu bay, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn); than; môi chất làm lạnh chứa hydro-clo-flo-carbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp (túi ni lông); thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. Đây là các nhóm hàng hoá được xác định khi sử dụng gây ô nhiễm trên diện rộng.

Song Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, nhiều ý kiến không tán thành việc xác định 5 nhóm hàng hoá áp thuế như trên vì “vô tình” loại bỏ nhiều mặt hàng gây ô nhiễm khác (đặc biệt các loại hoá chất như chất tẩy rửa, hạt níc…), không đảm bảo tính khái quát, công bằng của luật.

ĐB Ngô Văn Hùng (Lào Cai) lấy ví dụ từ thực trạng môi trường ở khu vực Nhà máy Giấy Bãi Bằng. Mỗi tuần Nhà máy này chỉ thải khí (do sử dụng các chất tẩy bột giấy) ra môi trường 2 lần cũng đã khiến không khí ô nhiễm.

ĐB Hùng băn khoăn: “Còn nhiều sản phẩm độc hại hơn xăng như chất tẩy rửa trong công nghiệp, hóa chất tiêu thụ tại các khu công nghiệp… chưa được xem xét tính thuế. Trong khi đó, các chất này thường được nhập khẩu với số lượng lớn, thải ra đậm đặc, làm ô nhiễm không khí cả vùng”.

Đó cũng là ý kiến của nhiều ĐB đến từ Kom Tum, Lào Cai, Trà Vinh… ĐB Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho rằng, dự thảo Luật TBVMT là nhằm tạo nguồn lực tài chính cho BVMT khi vấn đề này đến nay còn hạn chế, chưa ngăn chặn được các hành vi gây ô nhiễm… thì với 5 đối tượng chịu thuế như dự thảo sẽ không thể đáp ứng yêu cầu này.

ĐB Lan cho rằng, phải đánh thuế cả đối với một số sản phẩm công nghiệp, những cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm lớn hay những cơ sở sản xuất ra những sản phẩm sẽ gây ô nhiễm khi sử dụng (như bơm, kim tiêm dùng trong y tế), các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…
Xem xét để qui định các đối tượng chịu thuế được công bằng. Đảm bảo khi luật có hiệu lực thì môi trường phải được cải tạo tốt hơn” – ĐB Hùng đề nghị.

Thuế cao là gánh nặng kinh tế
Các tiêu chí xây dựng khung thuế theo luật cũng chưa thuyết phục đại biểu. Theo đó, mức trần khung thuế suất với xăng là 25% tính trên giá bán trong khi với than chỉ bằng 1%, túi xốp nhựa lại “vống” lên 100%... Biên độ khung thuế với từng nhóm hàng cũng được đánh giá quá rộng.

Biên độ khung thuế với xăng dầu rộng, mức trần 4.000 đồng/lít quá cao vì hiện giá xăng dầu đã “gánh” nhiều loại thuế, phí, chiếm tới hơn 40% giá thành.

Cơ quan thẩm tra dự án luật yêu cầu tính lại hợp lý để tránh đẩy giá bán xăng dầu, tác động đến đời sống, khả năng kiềm chế lạm phát, duy trì cân đối kinh tế vĩ mô.

Cũng có ý kiến chỉ ra “nghịch lý” thuế với xăng từ 1.000 - 4.000 đồng, cao hơn thuế với dầu diezel 500 - 2.000 đồng trong khi sử dụng xăng ít gây ô nhiễm hơn dầu.

ĐB Hùng lưu ý: “Chưa chắc đánh thuế xăng dầu sẽ giảm lượng tiêu thụ vì các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu này ngày càng nhiều”.

Còn ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) khẳng định: “Thuế xăng dầu cao thì giá thành sản phẩm sẽ tăng, người tiêu dùng chịu thiệt”. Đồng tình, ĐB Ngô  Văn Minh (Quảng Nam) lo ngại, chính sách thuế này có khi lại làm gánh nặng cho nền kinh tế khi tăng thuế quá cao.
 
Quan trọng là cơ chế khuyến khích
Các ĐB đều nhận thấy, đánh thuế chỉ là một biện pháp cụ thể, chứ không thể là giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang “ngày càng xuống cấp nghiêm trọng”.

Bởi theo dự thảo Luật TBVMT, các cơ sở sản xuất nếu có áp dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường mà sử dụng các nguyên liệu chịu thuế như xăng, dầu… thì cũng bị thu thuế môi trường không khác gì các cơ sở áp dụng công nghệ lạc hậu.

ĐB Nguyễn Văn Chiến (Bắc Ninh) dẫn chứng: “Sử dụng hóa chất như nhau nhưng xử lý tốt hơn thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường ít hơn. Có phải dùng nhiều hóa chất thì gây ô nhiễm nhiều hơn?”.

Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh cũng nhận thấy, các qui định của dự thảo “không khuyến khích các doanh nghiệp nhập công nghệ hiện đại để khắc phục hay bảo vệ môi trường và khiến người dân phải gánh chịu”.

Nguyên nhân của mâu thuẫn này chính là việc dự thảo đánh thuế vào sản phẩm (xăng, dầu, than…), mà không tính thuế theo đối tượng là cơ sở sản xuất. Từ góc độ người dân, bà Minh đánh giá “dự luật TBVMT chưa đáp ứng yêu cầu”.

Các ĐB cũng băn khoăn khi dự thảo Luật chưa đề cập đến việc sử dụng tiền thuế thu được trong cải tạo, BVMT. ĐB Giàng Phu Thè (Lào Cai) nhắc nhở: “Thu tiền rồi mà môi trường vẫn ô nhiễm thì người dân sẽ có ý kiến”.

Nhóm PV

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên:
“Theo lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, đến năm 2018, nước ta sẽ hoàn toàn bỏ các loại thuế này. Như vậy, nếu áp các loại thuế khác (có thuế BVMT) lên sản phẩm mà nặng thì sẽ giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài, thậm chí sẽ ‘thua” so với hàng nước ngoài.
Vì vậy, khi tính thuế phải tính đến khả năng này cũng như khả năng chịu đựng của người dân. Trong giai đoạn quá độ, dù biết qui định về thuế BVMT có ảnh hưởng đến người dân nhưng phải chấp nhận để đạt được mục tiêu “sống khỏe, sống sạch, ăn ngon, ăn sạch” khi thế giới đang hướng đến “thế giới xanh, sạch”. Đồng thời, cần có qui trình áp dụng phù hợp trong điều kiện từng nước.
Riêng đối với dự thảo Luật TBVMT, tôi tán thành qui định “vét” (trường hợp khác) để UBTVQH căn cứ từng giai đoạn để qui định cụ thể, tránh bỏ sót vì đây là luật thuế “dài hơi”.

Tin cùng chuyên mục

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đọc thêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).