Đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Tất cả những kinh nghiệm của các nước về xây dựng, thực thi các qui định về tổ chức và kiểm soát QLNN sẽ là những gợi ý hữu ích cho Việt Nam khi nghiên cứu các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cho sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Trong số các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, vấn đề tổ chức bộ máy Nhà nước và tổ chức quyền lực nhà nước (QLNN) là trọng tâm. Những nội dung sửa đổi, bổ sung này đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cần được tìm hiểu qua kinh nghiệm của các nước.

Hội thảo “Tổ chức quyền lực nhà nước: kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước” được Văn phòng Quốc hội và Viện KAS (Đức) tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 28-29/2.

Hội thảo “Tổ chức quyền lực nhà nước: kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước”
Hội thảo “Tổ chức quyền lực nhà nước: kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước”

Phân chia QLNN và vấn đề dân chủ

Theo TS.Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước được xác định theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập, hành, tư pháp…

Kinh nghiệm của CHLB Đức và châu Âu cho thấy, thực tiễn luôn phức tạp hơn lý thuyết về phân chia quyền lực. Xu hướng phân chia quyền lực trong Hiến pháp Đức thể hiện qua các vấn đề dân chủ đại diện (và trực tiếp), dân chủ đại nghị, dân chủ đảng phái, dân chủ liên bang, dân chủ tự do (các quyền cơ bản), giám sát Hiến pháp, tự trị địa phương (và khu vực khác), trung lập hành chính, độc lập của tư pháp, hội nhập châu Âu và thế giới mở.

Theo phân tích của PGS.Joerg Menzel (Đại học Born), một số thách thức đã và đang đặt ra cho Đức và các nước Âu trong việc phân chia quyền lực chính là việc phải tăng cường vai trò của Nghị viện trong mối quan hệ với Chính phủ, cân bằng vai trò của Tòa án, tránh hiện tượng “pháp lý đơn thuần” để đảm bảo dân chủ hợp pháp. Đồng thời bảo vệ các quyền cá nhân thông qua những hạn chế đối với chính quyền và xem xét khả năng thích ứng của hệ thống tổ chức bộ máy dựa trên nguyên tắc “phân chia quyền lực” đối với những thách thức của việc “dân chủ ở mức độ cao”.

Cần sự kiểm soát quyền lực nhà nước

Trong khi đó, thông qua phân tích và so sánh sự phân chia và kiểm soát quyền lực ở các nước châu Á như Sri Lanka, Indonesia, Trung Quốc, Capuchia, Bhutan, Thái Lan, Singaopore…, GS.Kevin Tan (Đại học quốc gia Singapore) chỉ ra những “hình hài” Hiến pháp được thay đổi gắn với những bước phát triển và biến động của lịch sử các quốc gia.

Dẫn chứng về kiểm soát quyền lực trong chính thể Tổng thống ở Philippines, ông Reynato S.Puno (cựu Chánh án TATC Philippines) cho rằng: “Dân chủ không hình mẫu nào cả. Qua thời gian, nhiều mô hình khác nhau được xây nên theo nhu cầu của mỗi nước và chịu ảnh hưởng từ văn hóa, phong tục, truyền thống. Ngày càng nhiều mô hình hỗn hợp đang được phát triển và đều có một hướng chung là thúc đẩy chân giá trị của con người”. Còn theo TS.Tô Văn Hòa, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hiến pháp hiện hành của Philippines thực sự đã rất coi trọng tới vấn đề kiểm soát QLNN, bảo đảm đứng đắn của việc thực hiện QLNN. Các cơ chế kiểm soát QLNN trong Hiến pháp Philippines khá toàn tiện và có thể đem lại hiệu quả.

Ở Hàn Quốc, theo nhận định của Thẩm phán Dong – Heub Lee (TA Hiến pháp Hàn Quốc), Hiến pháp hiện hành “tăng cường cho ngành lập pháp và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự công bằng về mặt thủ tục khi thực hiện quyền làm chủ. Với cách thức này, Hiến pháp hướng đến việc đạt được sự kiểm soát và cân bằng giữa ngành lập pháp và hành pháp”.

Bình luận về vấn đề kiểm soát quyền lực ở châu Âu, GS.Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, tổ chức và kiểm soát QLNN phải được qui định trong Hiến pháp, tạo nên những bộ phận “gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời”.

Tất cả những kinh nghiệm của các nước về xây dựng, thực thi các qui định về tổ chức và kiểm soát QLNN sẽ là những gợi ý hữu ích cho Việt Nam khi nghiên cứu các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cho sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Trước yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là sau ĐH Đảng XI, việc sửa đổi Hiến pháp là vấn đề cấp bách. Quốc hội đã xác định 7 nhóm vấn đề trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này, trong đó vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức quyền lực nhà nước là trọng tâm.

Sửa đổi Hiến pháp lần này có nhiệm vụ làm rõ cách thức tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập, hành, tư pháp; hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau của các cơ quan trong bộ máy nhà nước”.

Huy Anh

Tin cùng chuyên mục

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Đọc thêm

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .