Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách Nhà nước

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân vi phạm; đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý, quyết toán ngân sách Nhà nước.

Việc sử dụng NSNN có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí

Sáng 7/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) thảo luận tại Hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 (trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN).

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn Quảng Ninh) đánh giá, năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng đã quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện dự toán NSNN.

Trong đó, thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán 28,8%, thu từ các khu vực doanh nghiệp nhà nước, FDI, kinh tế ngoài quốc doanh đều đạt và vượt dự toán, cân đối ngân sách chi thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công và bội chi ngân sách.

Tuy nhiên, Đại biểu cũng chỉ rõ một số bất cập, như số liệu báo cáo dự toán NSNN năm 2022 đã báo cáo QH tại Kỳ họp thứ 5 và báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 của Chính phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách; đặc biệt số quyết toán chi NSNN giảm 407.317 tỷ đồng, số bội chi NSNN giảm 49.317 tỷ đồng, giảm nhiều so với dự toán.

Theo Đại biểu, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán NSNN, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, lập dự toán NSNN các năm sau.

“Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình, thống kê tổng hợp đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về NSNN và các cơ quan đơn vị liên quan, hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước thực chất hơn”, Đại biểu nói.

Đặc biệt, Đại biểu lưu ý, nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương có nhu cầu rất lớn nhưng không bố trí được kinh phí để thực hiện, trong khi phải hủy bỏ dự toán ngân sách.

Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ đạt 37,7% dự toán, có địa phương đạt dưới 10%. Thực hiện kế hoạch vốn Chương trình phục hồi phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, một số chính sách, tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là chính sách đầu tư phát triển y tế, lao động phải chuyển nguồn sang năm 2023, năm 2024.

“Qua đó cho thấy, việc sử dụng NSNN có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí, nguồn lực bố trí cho nhiều nội dung không thực hiện được, trong khi nhu cầu đầu tư còn nhiều, phải vay và trả nợ lãi để bù đắp bội chi ngân sách”, Đại biểu đánh giá.

Theo Đại biểu, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên chủ yếu do lập dự toán chi ngân sách không sát với thực tế, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, chuẩn bị dự toán đầu tư, lập kế hoạch vốn, giao vốn chậm; cơ chế, chính sách về tài chính có nhiều vướng mắc, chậm sửa đổi; công tác tổ chức thực hiện có nơi còn trì trệ, còn tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, chưa quyết tâm để thực hiện hiệu quả…

Đại biểu đề nghị, những bất cập trong công tác lập, thực hiện dự toán NSNN cần được đưa vào Nghị quyết của QH về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 và có giải pháp để khắc phục.

Bên cạnh đó, một số hạn chế kéo dài nhiều năm cần được chỉ rõ nguyên nhân trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; đồng thời giao nhiệm vụ cho cơ quan cụ thể, trong đó có một cơ quan chủ trì đầu mối để thực hiện, một người chịu trách nhiệm chính để tránh việc thực hiện cơ chế phối hợp chung không hiệu quả.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ sớm trình QH sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, quy định phù hợp để rút ngắn quy trình, thời gian lập, thẩm định quyết toán NSNN, kịp thời luật hóa các cơ chế đặc thù về tài chính, tháo gỡ những vướng mắc trong chi NSNN; cho phép địa phương sử dụng ngân sách địa phương chi cho nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương để giảm áp lực cho ngân sách trung ương.

Giải quyết rốt ráo nợ xây dựng cơ bản

Nhấn mạnh một số hạn chế đã kéo dài nhưng chưa có phương án giải quyết hiệu quả, Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn TP Hà Nội) cho biết, qua các báo cho thấy, còn những số liệu chưa trùng khớp với nhau, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại phiên họp.

Qua theo dõi, Đại biểu nhận thấy, hiện nay số nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm và còn xuất hiện số nợ mới.

Riêng năm 2022, theo báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN của Kiểm toán nhà nước, đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản.

“Nếu chúng ta không rốt ráo giải quyết vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới”, Đại biểu nói và đề nghị cần phải hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công một cách chân chính và trao gửi niềm tin thực hiện các dự án đầu tư công, vay vốn ngân hàng, sau đó phải kịp thời, khẩn trương thanh toán khi có khối lượng hoàn thành.

Đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về “bức tranh” nợ xây dựng cơ bản, làm rõ trách nhiệm để không tái diễn tình trạng này.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp thu ý kiến của các Đại biểu tại phiên họp để hoàn thiện các giải pháp quản lý, điều hành ngân sách tốt trong thời gian tới, hoàn thiện hơn nữa công tác quyết toán ngân sách.

Về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023, phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%; chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%; tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%; kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

Như vậy, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn.

Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đối với vấn đề chuyển nguồn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Ảnh: VGP

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất

(PLVN) - Tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Trả lời phỏng vấn về chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất.

Đọc thêm

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 3/7, tại Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc làm việc với lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, xây dựng, hạ tầng, sản xuất thép, thương mại, dịch vụ, dược phẩm, sinh học… Các tập đoàn đều mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam - Hàn Quốc: Sớm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 100 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. (Ảnh: Dương Giang).
(PLVN) - Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cho rằng kinh tế là trụ cột quan trọng trong hợp tác song phương; khẳng định cần phối hợp chặt chẽ triển khai các biện pháp thực chất, sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí
(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại TP Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội và Đoàn thăm, tặng quà người có công TP Cần Thơ. (Ảnh: T.C)
(PLVN) - Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, sáng 2/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm, tặng quà tri ân người có công với cách mạng, gia đình chính sách trên địa bàn TP Cần Thơ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024); thăm và làm việc với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9.

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.