Đại diện CSGT Hà Nội nói về chủ trương gây "nóng" dư luận

"Lâu dài, nữ CSGT cũng sẽ tham gia trực tiếp công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, lập biên bản hành chính như các nam CSGT. Đây là một chủ trương đầy tính nhân văn, khi sự dịu dàng, cử chỉ thân thiện của nữ CSGT có thể làm dịu các tình huống căng thẳng nếu có từ các đối tượng vi phạm càn quấy, có thể hạn chế tình huống chống người thi hành công vụ", Trung tá Nguyễn Đức Thịnh – Đội Phó đội Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội, cho biết.

Trung tá Nguyễn Đức Thịnh – Đội Phó đội Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội, trao đổi những thông tin liên quan sau gần 3 tháng ngành thực hiện chủ trương thay đổi hình ảnh CSGT Thủ đô, đưa nữ cảnh sát giao thông (CSGT) trực tiếp ra đường, đứng chốt và không để CSGT bụng phệ, thấp bé nhẹ cân trực tiếp tiếp xúc người dân.

- Ông có thể cho biết kết quả sau 3 tháng triển khai chủ trương thay đổi hình ảnh CSGT, đưa nữ CSGT ra đường trực tiếp làm nhiệm vụ điều phối giao thông?

- Từ ngày 1/1/2013, các nữ CSGT chính thức làm nhiệm vụ đứng chốt tại nhiều tuyến phố vào khung giờ cao điểm. Lực lượng này được bổ đều cho 15 chốt trên địa bàn Hà Nội.

Đến nay, có thể khẳng định chủ trương thu thành công bước đầu, đạt hiệu quả cao. Người dân đã quen với hình ảnh uyển chuyển, chính xác của những "bóng hồng" chỉ huy giao thông. Hình ảnh nữ CSGT rời bục chỉ huy đưa các cụ già, em nhỏ, người tàn tật và phụ nữ mang thai qua đường, có những cử chỉ thân thiện với người dân đã để lại những xúc cảm tích cực mạnh mẽ với người tham gia giao thông.

Trung tá Nguyễn Đức Thịnh – Đội Phó đội Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội.
Trung tá Nguyễn Đức Thịnh – Đội Phó đội Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội.
Nữ CSGT Nguyễn Thị Thảo chỉ huy giao thông tại chốt Xuân Thủy- Cầu Giấy chia sẻ: “Khi trực tiếp chỉ huy giao thông mới chứng kiến nhiều tình huống phức tạp khi người dân tham gia giao thông, có va chạm, cãi cọ... Trong các trường hợp ấy, người thi hành công vụ rất cần sự bình tĩnh, lắng nghe và có những phương án giải quyết hài hòa để giải tỏa ùn tắc giao thông. Đôi khi cũng cần nở nụ cười thân thiện... Về cơ bản, tôi thấy công việc này cũng không có nhiều khó khăn. Chúng tôi được lãnh đạo thông cảm, động viên và khích lệ nhiều".

- Phía nữ CSGT đứng chốt có phản hồi thế nào về công việc mà họ đang thực hiện, thưa ông?

- Các nữ CSGT đều cho rằng, trực tiếp tham gia chỉ huy giao thông trên đường cũng như các công việc bình thường khác của họ, tất nhiên là vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui. Nhân đây, Phòng CSGT khẳng định, những thông tin về việc nữ CSGT bị gây khó dễ, hoặc bị sàm sỡ khi làm nhiệm vụ là những thông tin thất thiệt, cần phải loại trừ.

- Công việc đứng chốt chỉ huy giao thông khá vất vả, ảnh hưởng khói bụi, thời tiết, tiếng ồn, áp lực giao thông…, Bộ Công an có ưu tiên đặc biệt đối với các nữ CSGT làm nhiệm vụ này?

- Bên cạnh việc được phân công nhiệm vụ, hầu hết lực lượng nữ CSGT làm việc trên tinh thần tự nguyện, xung kích, thể hiện trách nhiệm cao với cộng đồng.

Nữ CSGT ra đường làm nhiệm vụ còn khẳng định sự bình đẳng với nam giới trong mọi công việc. Chế độ của lực lượng vũ trang đã quy định rõ ràng. Họ không hề được hưởng ưu tiên đặc biệt, phần thưởng họ được nhận về nhiều nhất là những lời động viên, khích lệ từ phía lãnh đạo, đồng nghiệp và nhân dân. Nữ CSGT vẫn luôn vui vẻ với mục tiêu duy nhất là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài thời gian trực tiếp tham gia chỉ huy giao thông, họ lại trở về làm công tác hành chính.

Những nữ cảnh sát trực tiếp xuống đường làm làm nhiệm vụ chốt giao thông Xuân Thủy - Cầu Giấy
Nữ cảnh sát làm nhiệm vụ tại chốt giao thông Xuân Thủy - Cầu Giấy.

- Ngành có kế hoạch thế nào về chủ trương thay đổi hình ảnh CSGT trong thời gian tới, thưa ông?

Nói về các nữ CSGT trực tiếp "đứng chốt", ông Nguyễn Xuân Ngọc, cán bộ hưu trí, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, tỏ vẻ trìu mến: "Ban đầu, người dân thấy lạ, tò mò, thậm chí cả thích thú khi nữ cảnh sát ra đường điều phối giao thông… nhưng dần dần, chắc mọi người thấy quen thuộc, thân thiện. Các cô ấy làm dịu đi áp lực khói bụi, tiếng ồn, tắc đường khi tham gia giao thông”.

Bà Hồng, bán nước gần chốt CSGT Xuân Thủy – Cầu Giấy, nói: “So với công việc bàn giấy, làm nhiệm vụ ngoài đường, đứng chốt vất vả hơn nhiều. Nhưng điều đó cho thấy sự bình đẳng, nữ giới cũng làm tốt các công việc không thua kém phái nam”.

- Chủ trương này không chỉ được thí điểm thành công trên địa bàn Hà Nội mà các địa phương và các thành phố lớn khác như: Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng… cũng đang triển khai và cũng được đánh giá khả quan.

Thời gian tới chủ trương này tiếp tục duy trì. Ngành vẫn phát huy tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao của lực lượng nữ cảnh sát giao thông. Lực lượng này sẽ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để phục vụ nhiệm vụ lâu dài, không phải chỉ đưa ra một thời điểm, thay đổi tức thời.

Lâu dài, nữ CSGT cũng sẽ tham gia trực tiếp công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, lập biên bản hành chính như các nam CSGT. Đây là một chủ trương đầy tính nhân văn, khi sự dịu dàng, cử chỉ thân thiện của nữ CSGT có thể làm dịu các tình huống căng thẳng nếu có từ các đối tượng vi phạm càn quấy, có thể hạn chế tình huống chống người thi hành công vụ.

- Mới đây, có quy định mới cũng hướng đến thay đổi diện mạo CSGT, gây xôn xao dư luận, là CSGT Thủ đô bụng phệ, thấp bé nhẹ cân, nói năng không đúng mực sẽ bị điều chuyển sang ngồi bàn giấy, tránh tiếp xúc trực tiếp với người dân. Ông có nhận định gì về quy định này?.

- Đây là một sáng kiến, thể hiện sự đổi mới trong cách quản lý cán bộ, chiến sỹ của ngành công an. Ngoài việc tăng cường rèn luyện trí tuệ, nghiệp vụ, CSGT cũng cần tăng cường rèn luyện thêm thể chất.

Các đội CSGT trên địa bàn đang tiến hành rà soát những trường hợp cán bộ, chiến sỹ bụng phệ, hình thức thấp bé để gửi lên Phòng CSGT, đồng thời lập các đội tuần tra, giám sát tại các chốt, điểm làm việc để ghi nhận thái độ làm việc của các chiến sĩ đối với người dân.

- Ông nghĩ sao khi nhiều ý kiến cho rằng, ngành nên tập trung trau dồi phẩm chất bên trong của người cảnh sát nhân dân hơn là chú trọng vẻ bề ngoài?

- Sự trao đổi, phản hồi, tương tác giữa người dân và người thi hành công vụ trong thế giới thông tin, truyền thông rộng mở đã tạo cho người dân năng lực đánh giá, điều chỉnh hành vi của người thực thi công vụ. Việc đưa ra chủ trương này để nhằm làm tăng thêm hình ảnh người công an nhân dân, chứ không phải là một cách để né tránh những mặt trái hay điều mờ ám khác.

Lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội cũng thường xuyên chú trọng đến công tác xây dựng lực lượng, tập huấn, bồi dưỡng, đồng thời kiểm tra, nhắc nhở không để xảy ra những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc  vi phạm nhiều lần, hoặc có bất kỳ hành vi, thái độ chưa đúng chuẩn mực với người dân…

- Cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Nguyễn Thơ (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...