Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp hạn chế sở hữu chéo trong ngân hàng

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 10/6.
Quang cảnh phiên thảo luận chiều 10/6.
(PLVN) - Nhận định tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp hạn chế tình trạng này.

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 10/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung.

Một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là giải pháp hạn chế tình trạng sở hữu chéo.

Đại biểu Quốc hội Trần Chí Cường (Đoàn Đà Nẵng) nhận thấy, nhằm mục tiêu hạn chế vấn đề thao túng hoạt động ngân hàng, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó tương ứng từ không vượt quá 5%, 15%, 20% xuống còn 3%, 10% và 15%.

Tuy nhiên, thực tế có thể phát sinh việc thuê, nhờ người khác đứng tên sở hữu cổ phần để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm chi phối, kiểm soát tại một số tổ chức tín dụng. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao trong thực tiễn. Có giải quyết được tính căn cơ khi giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần. Đại biểu Cường đề nghị, cần có đánh giá, làm rõ nguyên nhân sở hữu chéo xuất phát từ quy định của pháp luật hay do trong tổ chức thực thi.

Mặt khác, trong trường hợp như quy định này cũng cần có sự đánh giá đối với các cổ đông đang hiện hữu có số vốn cao hơn quy định mới sẽ được giải quyết như thế nào, có thực hiện thoái vốn hoặc quy định không áp dụng hồi tố để bảo đảm lợi ích nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược có tâm huyết.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (Đoàn Hà Nội) nhận định, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là việc huy động vốn để cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết.

Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là vẫn có thể tồn tại các cổ đông lớn đứng danh hoặc không đứng danh Hội đồng quản trị và Ban điều hành nắm cổ phần chi phối và điều hành hoạt động của ngân hàng. Cho nên, các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn.

Từ đó, Đại biểu Trung đề nghị, bổ sung thêm các quy định tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng; nghiên cứu, đề xuất thêm các biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân, pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, để thiết kế được một chính sách cụ thể nhằm chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong Luật Tổ chức tín dụng thì những chủ trương, chính sách hiện chưa đủ mạnh. Dự luật mới chỉ chú trọng vào việc giảm tỷ lệ cổ phần và giảm phần cấp hạn mức tín dụng. Đây là những giải pháp mang tính chất rất thụ động. Việc chấm dứt được tình trạng sở hữu chéo rất quan trọng, liên quan đến việc công khai, minh bạch và việc xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân dính dáng vào tình trạng này, đòi hỏi phải đặt lại mô hình của cơ quan giám sát và kiểm tra tài chính liên quan đến ngân hàng.

Nêu trường hợp SCB và rất nhiều trường hợp vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngân hàng, Đại biểu An đề nghị, phải có hẳn một chương quy định về nội dung này và cần phải có một cơ quan thanh tra, kiểm tra ngân hàng, kiểm tra hoạt động tín dụng mang tính độc lập. Cùng với việc chúng ta làm tốt khâu thanh tra, kiểm tra, xử lý và công khai, minh bạch trong tất cả các giao dịch, không nhất thiết phải giảm tỷ lệ cổ phần, giảm room cấp vốn, thậm chí chúng ta có thể cho cao hơn nhưng chúng ta quản lý được để tổ chức và cá nhân không dám và không thể thực hiện các hành vi sử dụng tài sản ngân hàng chéo với công ty của mình. Đại biểu nhấn mạnh, phải có những thiết chế mạnh như thế thì mới xử lý nghiêm được…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng báo cáo về một số vấn đề mà nhiều đại biểu quan tâm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng báo cáo về một số vấn đề mà nhiều đại biểu quan tâm.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về vấn đề sở hữu chéo mà nhiều đại biểu quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, chúng ta không cho phép sở hữu chéo nhưng trong thực tiễn như một số đại biểu đã nói là có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được.

Để giải quyết triệt để được vấn đề này đòi hỏi rất nhiều các công cụ, giải pháp đồng bộ và từ nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như chúng ta ngày càng minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch của dân cư hay là cơ sở dữ liệu, các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp thì lúc đó, sự phối kết hợp giữa các bộ, ban, ngành có thể sẽ minh bạch hóa được các giao dịch.

Về việc liệu giảm tỷ lệ giới hạn tín dụng cho 1 khách hàng hoặc 1 khách hàng và những người có liên quan thì có làm giảm tổng tín dụng của nền kinh tế không hay có khó khăn gì cho doanh nghiệp không, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đối với hoạt động ngân hàng của Việt Nam, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống ngân hàng.

Các tổ chức quốc tế đã cảnh báo rằng nếu như nhu cầu đầu tư tiếp tục phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro, bất cứ khi nào kinh tế thế giới, trong nước có những biến động phức tạp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân thì sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng, rất hệ lụy đến nền kinh tế. Vì vậy, thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp cần phải được phát triển đồng bộ với với việc phát triển ngành ngân hàng và Chính phủ đang có các giải pháp để hướng đến điều đó...

Tin cùng chuyên mục

Ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra - tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 9/10, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị do ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng đoàn kiểm tra, làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ làm việc với TP Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 8/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt; giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Quảng Ninh

Ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kết luận buổi làm việc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ biểu dương tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau bão số 3 nhưng kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 của tỉnh vẫn có những điểm sáng, nhất trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Quảng Ninh hoàn thành sớm, về đích sớm nhiều chỉ tiêu, mục tiêu 3 chương trình mục tiêu quốc gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
(PLVN) - Lúc 10h45 ngày 8/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh: Chúng ta có thể nắm bắt cơ hội từ người đi sau

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đến giao lưu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 7/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), giao lưu với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội với chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ.

Đưa quan hệ Việt Nam - Pháp đi vào chiều sâu, thiết thực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Các hoạt động thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Pháp là dấu mốc quan trọng, sẽ tạo thêm khuôn khổ, động lực và mở ra giai đoạn mới để nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp lên một tầm cao mới, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới...