Đà Bắc (Hòa Bình): Dấu ấn đột phá trong triển khai tín dụng chính sách xã hội

Cán bộ NHCSXH đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình chị Phương Thị Hoa (xóm Ké, xã Hiền Lương). (Ảnh: PV)
Cán bộ NHCSXH đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình chị Phương Thị Hoa (xóm Ké, xã Hiền Lương). (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đã có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là các huyện vùng cao như Đà Bắc. Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đời sống của người dân, đặc biệt tại các vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên, đẩy lùi đói nghèo, phát triển sinh kế bền vững.

“Trao cần câu, không trao con cá”

Về Đà Bắc những ngày đầu tháng 11, khi núi rừng bắt đầu chuyển mình vào đông, gió se lạnh nhẹ nhàng len lỏi qua từng nếp nhà, mang đến không khí yên bình cho vùng cao. Dưới ánh nắng nhạt trải dài trên những con đường quanh co, từng xóm nhỏ như khoác lên mình tấm áo mới. Giữa khung cảnh ấy, nguồn vốn tín dụng chính sách như luồng sinh khí mới, lan tỏa vào cuộc sống người dân, trở thành động lực giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo.

Nhìn khuôn mặt tự tin, rạng ngời của chị Phùng Lý Só, người phụ nữ dân tộc Hà Nhì ở xóm Doi, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc mới thấy rõ nguồn vốn tín dụng chính sách quan trọng thế nào trong hành trình thoát nghèo của người dân nơi đây.

Trước kia, thu nhập của cả gia đình chị Só chỉ trông chờ vào đồng lương làm thuê, làm mướn của chồng, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Cuộc sống túng thiếu, vì vậy vào năm 2023, vợ chồng chị Só đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn nước sạch và 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm. Số tiền này được chị đầu tư vào việc mua hai con bò giống, đến nay, đàn bò đã lên tới 7 con. Sau khi bán đi 3 con bò, gia đình chị tậu được một chiếc xe máy và sửa sang lại ngôi nhà vốn đã xuống cấp. “Với tôi, đây là sự thay đổi quá lớn. Từ chỗ thiếu trước, hụt sau, giờ gia đình đã có mái nhà kiên cố và cuộc sống đỡ chật vật hơn rất nhiều”, chị Só xúc động nói.

Gắn bó với công việc từ năm 2016, anh Hà Mạnh Điệp, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm xóm Ké, xã Hiền Lương đã kiên trì hướng dẫn 27 tổ viên trong tổ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đến nay, tổng dư nợ của tổ đạt 1,56 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm và cung cấp nước sạch. Nhờ nguồn vốn ưu đãi này, anh Điệp không chỉ giúp bà con dễ dàng tiếp cận vốn mà còn đồng hành, tư vấn để họ sử dụng vốn hiệu quả, tránh rơi vào cảnh nợ nần.

Ban đầu, nhiều hộ trong tổ chủ yếu chăn nuôi bò, nhưng khi giá bò giảm, anh Điệp đã tư vấn bà con chuyển sang mô hình nuôi cá lồng. “Nuôi cá lồng phù hợp với điều kiện ở đây và mang lại thu nhập ổn định hơn so với nuôi bò,” anh nói. Nhờ sự thay đổi này, nhiều gia đình đã cải thiện thu nhập, nâng cấp nhà cửa và ổn định cuộc sống. Đến nay số hộ nghèo ở xóm Ké đã giảm mạnh, từ hơn 20 hộ giờ đây chỉ còn lại 6 hộ. “Nhìn thấy bà con thoát nghèo, xây được những ngôi nhà kiên cố, tôi cảm thấy mọi cố gắng đều đáng giá”, anh Điệp tự hào chia sẻ.

Nói đến đây anh nhắc đến mô hình kinh tế của chị Phương Thị Thoa ở xóm Ké , xã Hiền Lương - người cũng từng phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để phát triển mô hình nuôi cá lồng.

Trước đây, gia đình chị Thoa đã làm quen với mô hình nuôi cá lồng, nhưng quy mô còn nhỏ và thu nhập không ổn định, chỉ đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày. Khi được tiếp cận nguồn vốn 90 triệu đồng từ chương trình tín dụng chính sách vào cuối năm 2023, chị quyết định mở rộng mô hình, tăng từ 4 lồng lên 20 lồng, đồng thời đầu tư thêm cá giống chất lượng. Hiện tại, các lồng cá rô phi của gia đình chị đã bắt đầu cho thu hoạch, mang lại thu nhập 10 triệu đồng mỗi lồng, giúp chị có thêm nguồn thu trang trải cuộc sống.

Phát huy vai trò “trụ đỡ” cho người dân trong thời kỳ mới

Ông Nguyễn Bình An - Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc - cho biết, Đà Bắc là một huyện nghèo ở phía tây bắc Hòa Bình, nơi gần 91% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, huyện xác định tín dụng chính sách là công cụ thiết yếu để giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.

Trong suốt 10 năm qua, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đoàn thể và NHCSXH phối hợp chặt chẽ, phủ sóng chương trình tín dụng đến khắp xã, thị trấn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhờ vào sự phối hợp đồng bộ của hệ thống chính trị, tính đến hết tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt 630.368 triệu đồng, tăng 450.840 triệu đồng so với năm 2014. Nguồn vốn này đã giúp hơn 3.200 hộ gia đình thoát nghèo, tạo việc làm cho 1.690 lao động, hỗ trợ 168 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, xây dựng 7.220 công trình nước sạch và 899 căn nhà cho các hộ nghèo. Các chương trình tín dụng không chỉ giải quyết tình trạng thiếu vốn và thiếu việc làm, mà còn giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống, nâng cao tư duy sản xuất và giảm thiểu tình trạng “tín dụng đen” tại nông thôn.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH huyện và các tổ chức chính trị - xã hội đã bảo đảm nguồn vốn đến đúng đối tượng và nâng cao chất lượng tín dụng, với tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,04% tổng dư nợ. Tín dụng chính sách thực sự đã làm thay đổi vùng đất Đà Bắc, giúp người dân cải thiện đời sống, xây dựng nhà cửa kiên cố và từng bước thoát nghèo bền vững.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 - Ct/TW, NHCSXH huyện Đà Bắc đã tham mưu UBND huyện các nhiệm vụ trọng tâm như: tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò tín dụng chính sách trong giảm nghèo bền vững. Đồng thời, NHCSXH huyện cũng đẩy mạnh phối hợp giữa các phòng ban, đoàn thể và địa phương để lồng ghép các chương trình tín dụng vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”
(PLVN) -  Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Thái Nguyên đề ra mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thái Nguyên đề ra mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
(PLVN) - UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu đến hết ngày 30/1/2026, giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao năm 2025. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn.

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Nhiều mô hình hay về phòng, chống tội phạm tại Bạc Liêu

Nhiều mô hình hay về phòng, chống tội phạm tại Bạc Liêu
(PLVN) - “Cổng ANTT thông minh” tại xã Phong Thạnh Tây A (huyện Phước Long) và “Tổ tự quản lý hụi trong Nhân dân bằng ứng dụng Zalo” (phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai) là 2 mô hình của tỉnh Bạc Liêu được Bộ Công an triển khai, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Khai mạc Hội sách Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Hội sách Đất Tổ năm 2025
(PLVN) - Ngày 30/3, tại Thư viện tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc Hội sách Đất Tổ năm 2025. Đây là một trong chuỗi hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.