Cựu Phó Tổng thống Congo hầu tòa quốc tế

Hôm qua, cựu Phó Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Jean-Pierre Bemba bắt đầu bị xét xử trước Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) tại La Haye (Hà Lan) vì những tội mà lực lượng dưới quyền ông gây ra, đặc biệt là hiếp dâm, tại Trung Phi từ năm 2002-2003.

Hôm qua, cựu Phó Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Jean-Pierre Bemba bắt đầu bị xét xử trước Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) tại La Haye (Hà Lan) vì những tội mà lực lượng dưới quyền ông gây ra, đặc biệt là hiếp dâm, tại Trung Phi từ năm 2002-2003.

Cựu Phó Tổng thống Congo hầu tòa quốc tế ảnh 1

Cựu Phó Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Jean-Pierre Bemba (giữa) tại ICC. Ảnh: AFP

Thượng nghị sĩ Bemba, 48 tuổi, bị cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại do các thành viên của Phong trào Tự do Congo (MLC) do Bemba lãnh đạo. Văn phòng công tố ICC khẳng định: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp quốc tế một lãnh đạo quân sự bị xét xử vì trách nhiệm gián tiếp với những vụ hiếp dâm do quân lính của mình gây ra”.

Theo ICC, MLC đã tới Trung Phi để hỗ trợ quân đội nước này nhưng đã phạm các tội hiếp dâm, cướp bóc và giết người. Trong vòng 5 tháng, từ tháng 10/2002 đến tháng 3/2003, dân thường Trung Phi đã trở thành mục tiêu của những vụ vòi tiền từ lực lượng MLC gồm khoảng 1.500 người.

Công tố viên ICC Luis Moreno-Ocampo khẳng định tại một cuộc họp báo trước khi phiên tòa khai mạc: “Khi lực lượng của Bemba vào khu vực do phiến quân chiếm đóng (ở Trung Phi), nhiều nhóm nhỏ gồm từ 2 đến 4 lính xuất hiện: Họ vào hết nhà này đến nhà khác, cưỡng hiếp, cướp phá và giết hại những người chống cự”.

Theo cáo trạng, tại Bangui , thủ đô Trung Phi, người ta đã thống kê khoảng 400 vụ hiếp dâm. Cho tới nay, 135 nạn nhân đã được phép tham gia thủ tục tố tụng chống lại ông Bemba.

Ngoài ra, ICC đang xem xét khoảng 1.200 đơn kiện khác. Văn phòng công tố ICC nhấn mạnh: “Hiếp dâm là một vũ khí của chiến tranh (…) Nó làm nhục phụ nữ và những người có khả năng thực hiện trách nhiệm trong cộng đồng”.

Cựu Phó Tổng thống Congo hầu tòa quốc tế ảnh 2
Một nhóm binh lính dưới quyền ông Bemba trước đây ở phía Bắc Trung Phi. Ảnh: AFP

Một quan chức bảo vệ các nạn nhân cho biết, những người khẳng định đã từng bị hiếp dâm gồm cả phụ nữ, đàn ông, trẻ em và thậm chí cả người già – tuổi từ 8 đến 70.

Ngoài ra, bản cáo trạng cũng cho biết, Jean-Pierre Bemba từng là người quyết định duy nhất, thực hiện kiểm soát tất cả các vấn đề về quân sự của Congo thời kỳ đó.

Tuy nhiên, một trong các luật sư bào chữa cho Bemba là Aime Kilolo cho rằng, lực lượng MLC đã tham gia chiến đấu với quân phục và dưới ngọn cờ của Trung Phi, nên chính quyền Trung Phi phải chịu trách nhiệm về việc chỉ huy lực lượng và vấn đề kỷ luật.

Trong khi đó, các luật sư của Chính phủ Trung Phi tố cáo các luật sư của ông Bemba gây cản trở cho việc thực thi công lý.

Ông Bemba lên giữ chức phó tổng thống của Cộng hòa Dân chủ Congo dựa theo một hòa ước ký kết năm 2003. Sau đó ông bị thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống và bị truy tố về tội mưu phản.

Jean-Pierre Bemba đã chạy trốn khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo năm 2007 và bị chính quyền Bỉ bắt giữ hôm 24/5/2008 tại Brussels theo lệnh truy nã của ICC. Kể từ đó, Bemba bị tạm giam. Tòa án cũng đã ra lệnh phong tỏa tài sản của ông Bemba, chỉ để một khoản cần thiết cho Bemba thuê luật sư bào chữa, 30.150 euro mỗi tháng. 

Phiên tòa xét xử Bemba là phiên tòa thứ ba tại ICC, tòa án quốc tế bắt đầu đi vào hoạt động năm 2002. Hai phiên tòa trước, hiện vẫn đang diễn ra, cũng xét xử một số lãnh đạo lực lượng quân đội của Cộng hòa Dân chủ Congo .

Dự kiến, phiên tòa xét xử ông Bemba kéo dài trong nhiều tháng. ICC là tòa án quốc tế đầu tiên cho phép các nạn nhân tham gia và có thể đòi bồi thường.

T.T (Theo AFP, CNN)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.