Duane R. Clarridge rời bỏ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cách đây hơn hai thập kỷ, nhưng tại nhà riêng của mình gần San Diego, ông vẫn điều hành một mạng lưới gián điệp riêng. Luật Mỹ cấm tư nhân hóa hoạt động tình báo, song có thể hoạt động của mạng lưới Clarridge vẫn không bị coi là “trái phép”.
Clarridge, biệt danh Dewey |
Clarridge – người được nhiều người biết đến với biệt danh từ thời thơ ấu, Dewey – sinh ra trong một gia đình trung thành với đảng Cộng hòa ở New Hampshire, học tại trường Đại học Brown và đầu quân Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ. Sau đó, Clarridge trở thành người đứng đầu bộ phận phụ trách khu vực Mỹ La tinh của CIA năm 1981 và giúp thành lập Trung tâm chống khủng bố của CIA năm năm sau đó.
Trong cương vị của mình ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và một số nơi khác, với biệt danh Dewey Marone và Dax Preston LeBaron, Clarridge đã tạo nên sự nghiệp trong khoảng không kín bưng của chính sách đối ngoại Mỹ. Trong cuốn hồi ký năm 1997, Clarridge đã viết về việc cố gắng sắp xếp các chính phủ thân Mỹ ở Italia trong cuối những năm 1970 và giúp chính quyền Reagan trong cuộc chiến tranh du kích ở Trung Mỹ trong những năm 1980.
Nhưng ngay cả khi đã buộc phải rời bỏ CIA, Clarridge vẫn điều hành một mạng lưới gián điệp tư từ nhà riêng của mình. Trong hai năm qua, Clarridge đã thực hiện nhiều chiến dịch ở khu vực rừng núi của
Clarridge đã tìm cách hạ uy tín của Ahmed Wali Karzai, người môi giới quyền lực của Kandahar vốn từ lâu được cho là đã hưởng “lương” từ CIA, và lên kế hoạch theo dõi người anh em của Tổng thống Afghanistan này với hy vọng mẫu râu và ADN của Wali Karzai để chứng minh những nghi ngờ của Clarridge về việc nhân vật này là một người nghiện ma túy.
Những thông tin của Clarridge - trong đó bao gồm cả câu chuyện được ghi chép tại hiện trường, tin đồn, những phân tích và các bản báo cáo khác nhau - đã được gửi tới các quan chức quân đội Mỹ để các quan chức tìm kiếm những tin tình báo đủ tin cậy, phục vụ cho việc lập kế hoạch chiến đấu ở Afghanistan.
Những thông tin này cũng được chuyển tới các nhà bình luận bảo thủ như Oliver L.North - một nhà phân tích của Fox News hay Brad Thor – tác giả cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị bán chạy nhất nước Mỹ và là khách mời thường xuyên của Glenn Beck. Có thể thấy, chiến dịch của Clarridge cho thấy một thực tế đáng ngạc nhiên là làm sao các công dân bình thường lại có thể khai thác những rối ren trên chiến trường và cả những tranh giành bên trong nội bộ Chính phủ Mỹ nhằm thực hiện kế hoạch của mình.
Clarridge cho rằng CIA đã thất bại trong công tác bảo vệ lực lượng Mỹ ở Afghanistan và rằng chính quyền của Tổng thống Obama đã thu được món hời khi thân thiết với chính quyền Karzai, bốn cộng sự của Clarridge cho biết. Trong khi đó, theo Clarridge, Tổng thống Afghanistan sẽ nối lại quan hệ với Pakistan hoặc Iran và “ngãng ra” với Mỹ, biến quân Mỹ trở thành những con tốt trong trò chơi quyền lực chính trị ở khu vực.
Charles E. Allen, một cựu quan chức tình báo cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Mỹ từng làm việc với Clarridge tại CIA, đã gọi Clarridge là một sĩ quan “đặc biệt”. Tuy nhiên, Charles E. Allen cảnh báo những hoạt động gần đây của Clarridge, đồng thời nói rằng các điệp viên tư hoạt động trong các khu vực chiến tranh “có thể khiến cả hai quốc gia và chính bản thân họ rơi vào tình trạng rắc rối”. “Chúng ta không cần các gián điệp tư”, ông này nói thêm.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Đại tá David Lapan, đã từ chối bình luận về mạng lưới của Clarridge, nhưng Bộ Quốc phòng tuyên bố những thông tin chưa được kiểm chứng từ các nguồn tư nhân có thể đẩy lực lượng quân đội Mỹ vào vòng nguy hiểm và “làm ế” thông tin thu thập được trong các chiến dịch tình báo hợp pháp”.
Hồi năm ngoái, The New York Times đã tiết lộ về các hoạt động gián điệp tư, vốn xuất hiện sau khi quân đội Mỹ thất vọng về thông tin tình báo liên quan tới kẻ thù của họ và về chất lượng tình báo của CIA. Đây được cho là một trong những hoạt động bí mật mà Chính phủ Mỹ tiến hành trên toàn cầu nhằm chống lại những tay súng mà họ cho là kẻ thù và loại trừ khủng bố.
Quan chức của Lầu Năm Góc – người đã dàn xếp một hợp đồng với Clarridge năm 2009 – hiện nay đang nằm trong danh sách bị điều tra vì những cáo buộc vi phạm quy định của Bộ Quốc phòng khi quyết định cho phép ký hợp đồng với nhóm tình báo tư. Vì cuộc điều tra đang được tiếp tục tiến hành, nên hầu hết các cựu quan chức chính phủ và cả những người đương nhiệm, các nhà thầu tư nhân cũng như các cộng sự của Clarridge – những người đã trả lời thẩm vấn bài báo này – chỉ muốn tiết lộ sự việc với điều kiện được giấu tên.
Về phần mình, Clarridge từ chối trả lời phỏng vấn, nhưng lại đưa ra một tuyên bố so sánh chiến dịch của ông ta – được gọi là Eclipse Group – với Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS) – tổ chức tiền thân của CIA trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Clarridge viết: “
(Còn nữa)
Quang Minh (theo New York Times)