Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

Những người biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam trước cửa Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ Mỹ tại Chicago năm 1968 - Ảnh: Arthur Rothstein
Những người biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam trước cửa Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ Mỹ tại Chicago năm 1968 - Ảnh: Arthur Rothstein
Đối với nhiều người dân Mỹ, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 có một ý nghĩa chiến lược và là bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 hay còn được gọi là Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 ở Việt Nam là một sự kiện ghi hằn dấu ấn không thể nào quên trong lòng những người dân Mỹ, đặc biệt là những người yêu chuộng hòa bình và những tổ chức, cá nhân phản chiến.

Nathaniel James, một nhà hoạt động vì hòa bình, chia sẻ: “Phong trào phản đối chiến tranh đang bắt đầu lan rộng nhanh chóng nhưng chỉ thực sự bùng nổ sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Sự kiện này là bằng chứng cho thấy cuộc chiến tranh ở Việt Nam không phải dành cho người dân Mỹ. Nó cũng chứng minh nước Mỹ có thể sẽ thua và sẽ không đạt được gì cả”.

Chiến dịch Mậu Thân là lần đầu tiên trong lịch sử một cuộc chiến tranh được lên sóng truyền hình trực tiếp khắp thế giới. Trước đó, người dân nước Mỹ chỉ biết tới chiến tranh Việt Nam qua những bài báo, những đoạn phim tài liệu được "định hướng" một cách khéo léo khiến người dân Mỹ vẫn tin rằng cuộc chiến Việt Nam chỉ đơn giản là một chuyến "du lịch tới miền rừng rậm nhiệt đới", đúng như lời các sỹ quan tuyên truyền của Mỹ "quảng cáo" khi họ chiêu mộ thanh niên Mỹ gia nhập quân đội để tham chiến ở Việt Nam.

Đến khi chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 nổ ra, người dân Mỹ mới "bàng hoàng" nhận ra rằng "chuyến du lịch" này lại là một chuyến đi không khác nào "du lịch mạo hiểm".

Giáo sư Sử học Mỹ Larry Berman đã từng nói “Tết Mậu Thân là một bước chuyển mang tính quyết định, chấm dứt leo thang chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ sử dụng cụm từ “khủng hoảng lòng tin”. Cuộc tiến công bộc lộ cho người Mỹ thấy rằng, toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá”.

Mark Bowden, tác giả cuốn sách Huế 1968: bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, cho biết: “Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu thân và chiến sự ở Huế thực sự là một cú sốc đối với dư luận Mỹ. Và không chỉ ở Huế mà còn hàng trăm thành phố khác ở miền nam Việt Nam bị tiến công. Những hình ảnh và thông tin về diễn biến ở đó đã thực sự thay đổi thái độ của người dân Mỹ đối với cuộc chiến ở Việt Nam. Phong trào phản đối chiến tranh đã thực sự bùng nổ sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Tôi và nhiều người đều cho rằng chính quyền và quân đội đã lừa dối người dân Mỹ lúc đó’.

Cuộc chiến này dữ dội hơn rất nhiều lần những gì người Mỹ tưởng tượng. Chiến dịch Mậu Thân nổ ra đúng lúc trình độ khoa học kỹ thuật của các "nhà đài" ở Mỹ đạt đến đỉnh cao nhất với công nghệ truyền hình trực tiếp ngay từ hiện trường. Những hình ảnh thảm khốc về cuộc chiến tranh Việt Nam xưa nay vốn vẫn bị giới truyền thông Mỹ cố gắng hạn chế đăng tải nay đã được lột tả một cách trần trụi qua các đoạn phim truyền hình trực tiếp từ hiện trường, đưa tới cho khán giả Mỹ và toàn thế giới những hình ảnh thật nhất, chưa hề qua kiểm duyệt.

Đối với nhiều người dân Mỹ, ngay cả những người đã từng trực tiếp chứng kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đều cho rằng sự kiện này mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Đại tá Charles Krohn, cựu sỹ quan tình báo Mỹ và tác giả của một cuốn sách về cuộc chiến ở Huế trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 cho rằng: “Chiến dịch Tết Mậu Thân có một ý nghĩa chiến lược vì nó làm giảm sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với cuộc chiến ở Việt Nam. Đây được coi là một thất bại lớn đối với chúng tôi. Thời điểm đó các phương tiện truyền thông đưa tin từ Sài Gòn rằng cuộc chiến ở Việt Nam đang diễn ra tốt đẹp giống như đang ở cuối đường hầm, rằng các kế hoạch đều đang diễn ra suôn sẻ.

Tuy nhiên, khi quân đội bắc Việt Nam tiến công, bao vây và chiếm đóng Huế trong vòng 1 tháng thì đó là bằng chứng cho thấy những gì Mỹ tuyên truyền trước đó được coi là lừa dối và gây bức xúc đối với người dân. Tôi cho rằng, chiến dịch ở Huế có thể là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc chiến ở Việt Nam”.

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, cuối cùng, phía Mỹ đã phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Rõ ràng, về mặt chiến lược, Mỹ đã thua đau trong trận này khi cả nước Mỹ đứng lên phản đối cuộc chiến phi nghĩa này.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.