Cuộc thảm sát trên núi

Cuộc thảm sát trên núi

(PLVN) - Họ nghĩ rằng họ sẽ được an toàn ở nhà thờ, nhưng sau đó những người lính đến… Một cuộc điều tra của CNN dựa trên các cuộc phỏng vấn với 12 nhân chứng kể lại vụ thảm sát ở Ethiopia cách đây 3 tháng. 

* Tất cả các nhân chứng của vụ thảm sát này đã được đổi tên theo yêu cầu của họ do lo sợ bị trả thù.

Khi các cuộc đụng độ diễn ra, Abraham và gia đình cùng với hàng trăm người khác phải chạy trốn đến Dengelat - một ngôi làng gần đó trong một thung lũng hiểm trở được bao quanh bởi những vách đá dốc đứng màu gỉ sét. Họ tìm nơi trú ẩn tại Maryam Dengelat - một khu phức hợp tu viện cổ nổi tiếng với một nhà thờ đẽo bằng đá có tuổi đời hàng thế kỷ.

Vào ngày 30/11/2020, họ đã cùng với rất nhiều người hành hương tôn giáo tham gia lễ hội Chính thống giáo Tsion Maryam, một ngày lễ hàng năm để đánh dấu ngày người Ethiopia tin rằng Hòm Giao ước được đưa về đất nước từ Jerusalem. Ngày lễ thánh đó là một thời gian nghỉ ngơi được mong chờ sau nhiều tuần bạo lực, nhưng thời gian yên bình đó không kéo dài.

Các phần của quần thể nhà thờ Maryam Dengelat xây dựng sâu vào vách đá. Ảnh: Olivier Grunewald.

Các phần của quần thể nhà thờ Maryam Dengelat xây dựng  sâu vào vách đá. Ảnh: Olivier Grunewald.

Một cuộc điều tra của CNN dựa trên các cuộc phỏng vấn với 12 nhân chứng, hơn 20 người thân của những người sống sót và ảnh chụp làm sáng tỏ những gì xảy ra tiếp theo.

Tin đồn về một cuộc tấn công khủng khiếp vào một nhà thờ Chính thống giáo ở Dengelat đã lan truyền trong nhiều tháng. Danh sách những người chết bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 12/2020, được chia sẻ giữa những người cộng đồng Tigraya. Sau đó, những bức ảnh về người đã khuất, bao gồm cả trẻ nhỏ, bắt đầu được tung lên mạng.

Thông qua mạng lưới các nhà hoạt động và người thân, CNN đã lần ra các nhân chứng vụ tấn công. Trong vô số cuộc điện thoại - nhiều cuộc điện thoại bị ngắt kết nối và bị ngắt cuộc gọi - Abraham và những người khác đã cung cấp thông tin chi tiết nhất về vụ thảm sát chết người này.

Cảnh quay của lễ hội năm 2019 cho thấy các đám đông đang ăn mừng bên ngoài nhà thờ.

Cảnh quay của lễ hội năm 2019 cho thấy các đám đông đang ăn mừng bên ngoài nhà thờ.

Những người chứng kiến cho biết lễ hội bắt đầu như mọi năm. Khi những lời cầu nguyện kết thúc vào đầu giờ sáng ngày 30/11, Abraham từ sân nhà thờ nhìn xuống thì thấy binh sĩ đang đi bộ lên, theo sau là các xe tải chở đầy binh sĩ. Ban đầu, họ rất trật tự. Họ được mời dùng bữa và nghỉ ngơi dưới bóng râm của một lùm cây.

Tuy nhiên, khi các tín đồ đang cử hành thánh lễ vào khoảng giữa trưa, các cuộc pháo kích bắt đầu, khiến mọi người phải chạy trốn lên các con đường núi và vào những ngôi nhà gần đó.

Desta - người đã giúp chuẩn bị cho lễ hội - cho biết anh đang ở nhà thờ khi quân đội đến lối vào làng, chặn đường và nổ súng. Anh nghe thấy tiếng người la hét và bỏ chạy lên sườn núi Ziqallay. Từ cao nguyên đá, anh nhìn thấy sự hỗn loạn đang diễn ra bên dưới. Mọi người chạy khắp nơi, và binh lính giết tất cả những người họ gặp.

Tám nhân chứng cho biết họ có thể nhận ra quân đội là người Eritrea, dựa trên đồng phục và phương ngữ của họ. Một số người suy đoán rằng những người lính đang nhắm vào những người đàn ông trẻ tuổi, cho rằng họ là thành viên của lực lượng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF) hoặc lực lượng dân quân đồng minh địa phương. Nhưng Abraham và những người khác cho rằng không có dân quân ở Dengelat hoặc nhà thờ.

Marta, người đang đến thăm Dengelat trong kỳ nghỉ, cho biết cô rời nhà thờ cùng chồng Biniam sau những buổi cầu nguyện buổi sáng. Khi đôi vợ chồng mới cưới đi bộ về nhà họ hàng, một dòng người bắt đầu chạy nhanh lên đồi, hò hét rằng binh lính đang vây bắt người dân trong làng.

Biniam (trái) và Marta trong ngày cưới của họ.
 Biniam (trái) và Marta trong ngày cưới của họ.

Cô nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng khi những người lính kéo đến nhà của họ. Dù rằng họ cầm chứng minh thư chứng minh họ là dân thường, thì những người lĩnh vẫn nổ súng giết Biniam và em gái anh cùng một số người khác. “Anh ấy đã chết trong vòng tay tôi”, cô nói.

Cặp đôi vừa kết hôn hơn một tháng trước đó. Sau vụ thảm sát, Marta phát hiện ra mình đang mang thai.

Sau khi những người lính rời đi, Marta, dù bị bắn vào tay, cũng đã giúp kéo bảy thi thể vào trong, để những con linh cẩu không ăn thịt họ. "Chúng tôi ngủ gần các thi thể mà không thể chôn cất vì những người lính vẫn ở đó", cô nói.

(Theo chiều kim đồng hồ từ trái sang) Isayas Asgedom, Isaaq Isayas Asgedom, Arsema Yemane, Biniam Yemane và Alemtsahay Asgedom đều bị giết tại ngôi nhà nơi Marta đang ở.
 (Theo chiều kim đồng hồ từ trái sang) Isayas Asgedom, Isaaq Isayas Asgedom, Arsema Yemane, Biniam Yemane và Alemtsahay Asgedom đều bị giết tại ngôi nhà nơi Marta đang ở.

Marta và những nhân chứng khác mô tả những người lính đi từng nhà, lôi người ra ngoài, trói tay hoặc yêu cầu người khác trói tay, rồi bắn họ.

Rahwa - một nhân chứng – kể, những người lính bắt các bà mẹ trói con trai của họ, bắt chúng đi chân trần rồi giết bọn trẻ trước mặt mẹ chúng.

Samuel - một nhân chứng khác - nói rằng anh đã ăn uống với binh lính trước khi họ đến nhà anh ta, ngay phía sau nhà thờ, và giết người thân của anh. Anh đã sống sót bằng cách trốn bên dưới một trong những thi thể trong nhiều giờ.

"Sau khi giết người, họ sẽ cướp bóc và lấy hết tài sản", Samuel nói.

Sau khi tiếng súng ngưng, các linh mục bảo hàng trăm người còn đang trốn trong nhà thờ đi về. Những chính một số linh mục cũng bị bắn chết khi họ dẫn người dân rời khỏi nhà thờ, Abraham kể. Anh và một số người khác sống sót được nhờ bám trụ trong nhà thờ dù mái nhà thờ bị bắn nát.

Hai ngày sau, quân đội gọi giáo dân từ nhà thờ xuống để xử lý người chết. Abraham cho biết ông và năm người đàn ông khác đã dành cả ngày để chôn các thi thể, bao gồm cả những người trong gia đình Marta và những đứa trẻ học ngày Chúa nhật. Nhưng quân đội cấm họ chôn xác tại nhà thờ, theo truyền thống Chính thống giáo, và buộc họ phải làm những ngôi mộ tập thể thay vào đó - một tập tục ở Tigray .

Tedros – một nhân chứng - nói rằng bầy kền kền bay lượn trên những ngọn núi, một dấu hiệu cho thấy có thể còn nhiều thi thể bị bỏ lại ở đó. Chính Tedros đã thống kê được hơn 70 người chết.

Trong đoạn phim do CNN thu được, giày của những người bị giết ở Dengelat rải đầy mặt đất.
Trong đoạn phim do CNN thu được, giày của những người bị giết ở Dengelat rải đầy mặt đất.

Tình trạng lộn xộn kéo dài ba ngày, binh lính tàn sát dân địa phương, người di tản và người hành hương. Cuối cùng, vào ngày 2/12, những người lính cho phép chôn cất không chính thức, nhưng đe dọa giết bất cứ ai mà họ nhìn thấy để tang. Abraham tình nguyện đi chôn cất.

Dưới con mắt quan sát của binh lính, anh kìm nước mắt khi phân loại thi thể trẻ em và thanh thiếu niên, thu thập chứng minh thư từ túi quần và ghi chú tỉ mỉ về quần áo hoặc kiểu tóc của họ. “Một số hoàn toàn không thể nhận ra, họ bị bắn vào mặt”, Abraham nói.

Sau đó, anh phủ đất lên cơ thể họ và những cắm cành cây có gai lên, cầu nguyện rằng họ sẽ không bị cuốn trôi hay bị linh cẩu, kền kền rình rập. Cuối cùng, anh đặt giày của họ lên trên các gò chôn cất, để người chết có giày trở về nhà, và cũng để nhận dạng mộ.

Một trong số đó là Yohannes Yosef, mới 15 tuổi.

"Tay chúng bị trói, bọn trẻ... chúng tôi thấy chúng ở khắp mọi nơi. Có một cụ già đã bị giết trên đường, một cụ già 80 tuổi. Và những đứa trẻ bị giết ngoài trời. Tôi chưa bao giờ thấy một vụ thảm sát nào như thế này và tôi không bao giờ không nhìn thấy lần nữa, "Abraham nói, "Chúng tôi chỉ sống sót nhờ ân điển của Chúa."

Abraham bắt đầu chôn các thi thể vào buổi sáng và không ngừng nghỉ đến tận khi màn đêm buông xuống.

Các xác chết, một số mặc áo choàng nhà thờ màu trắng ướt đẫm máu, nằm rải rác trên những cánh đồng khô cằn, những vùng đất nông nghiệp rậm rạp và lòng sông cạn đáy. Những người khác bị bắn ngay trước cửa nhà với tay trói bằng thắt lưng. 

Trong số những người thiệt mạng có các linh mục, các cụ già, phụ nữ, toàn bộ gia đình và một nhóm hơn 20 trẻ em học Chủ nhật, một số trẻ 14 tuổi, theo các nhân chứng, cha mẹ và giáo viên của chúng.

Abraham nhận ra một số trẻ em. Chúng đến từ thị trấn Edaga Hamus của anh ở vùng Tigray phía bắc Ethiopia, cũng do chạy trốn khỏi cuộc chiến ở đó hai tuần trước đó. 

Abraham cho biết, anh đã chôn cất hơn 50 người vào ngày hôm đó, nhưng ước tính hơn 100 người đã chết trong vụ tấn công.

Yohannes Yosef, 15 tuổi, đã thiệt mạng trong vụ tấn công.
 Yohannes Yosef, 15 tuổi, đã thiệt mạng trong vụ tấn công.

Họ nằm trong số hàng nghìn thường dân được cho là đã thiệt mạng kể từ tháng 11/2020, khi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed, người được trao giải Nobel Hòa bình năm 2019 vì đã giải quyết một cuộc xung đột kéo dài với nước láng giềng Eritrea, phát động một chiến dịch quân sự lớn chống lại lực lượng điều hành vùng Tigray. Ông cáo buộc Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF) - lực lượng nắm quyền ở Ethiopia trong gần 3 thập kỷ trước khi Abiy nhậm chức vào năm 2018 - đã tấn công một căn cứ quân sự của chính phủ và cố gắng đánh cắp vũ khí. TPLF phủ nhận cáo buộc này.  

Xung đột là đỉnh điểm của việc leo thang căng thẳng giữa hai bên và là cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất trong số các cuộc đụng độ dân tộc chủ nghĩa gần đây ở quốc gia đông dân thứ hai châu Phi.

Sau khi giành quyền kiểm soát các thành phố chính của Tigray vào cuối tháng 11, Abiy tuyên bố chiến thắng và khẳng định rằng không có dân thường nào bị tổn hại trong cuộc tấn công. Abiy cũng bác bỏ thông tin rằng binh lính từ Eritrea đã đến Tigray để hỗ trợ lực lượng Ethiopia.  

Nhưng giao tranh đã bùng phát dữ dội ở các vùng nông thôn và miền núi, nơi TPLF và những người ủng hộ vũ trang của lực lượng này được cho là đang ẩn náu, đã chống lại nỗ lực củng cố quyền lực của Abiy. Bạo lực đã lan sang các cộng đồng địa phương, người dân bị bắt giữ và gây ra cái mà cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc gọi là làn sóng di cư tồi tệ nhất khỏi khu vực trong hai thập kỷ.  

Các cố vấn đặc biệt của Liên hợp quốc về phòng chống nạn diệt chủng cho biết hồi đầu tháng Hai vừa qua rằng tổ chức này đã nhận được nhiều báo cáo về "vụ giết người phi pháp, bạo lực tình dục, cướp bóc, hành quyết hàng loạt và cản trở tiếp cận nhân đạo."  

Nhiều người trong số đó đổ lỗi cho những người lính Eritrea. Trên thực tế, sự hiện diện của binh lính Eritrea cho thấy rằng thỏa thuận hòa bình được đánh giá cao của Abiy với Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki đã tạo tiền đề cho hai bên tiến hành cuộc chiến chống lại TPLF - kẻ thù chung của họ.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong một thông tin với CNN, kêu gọi lực lượng Eritrea "rút khỏi Tigray ngay lập tức", trích dẫn các báo cáo đáng tin cậy về sự tham gia của họ trong "hành vi gây rắc rối sâu sắc." Đáp lại những phát hiện của CNN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết "các báo cáo về một vụ thảm sát tại Maryam Dengelat đang rất được quan tâm và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập."

Ethiopia đã đáp lại yêu cầu bình luận của CNN bằng một tuyên bố không đề cập trực tiếp đến vụ tấn công ở Dengelat. Chính phủ cho biết họ sẽ "tiếp tục đưa tất cả các thủ phạm ra trước công lý sau các cuộc điều tra kỹ lưỡng về các tội phạm bị cáo buộc trong khu vực", nhưng không đưa ra chi tiết về các cuộc điều tra đó.

CNN đã liên hệ để đưa ra bình luận cho Eritrea, nhưng vẫn chưa phản hồi. Hôm thứ Sáu – 26/2, chính phủ kịch liệt phủ nhận binh lính của họ đã thực hiện hành vi tàn bạo trong một vụ thảm sát khác ở Tigray do Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa tin.  

CNN cũng đã liên hệ với TPLF để có thêm thông tin.

Tuy nhiên, hiện tình hình trong nước vẫn không rõ ràng. Chính phủ Ethiopia đã hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận của các nhà báo và ngăn hầu hết tổ chức viện trợ tiếp cận các khu vực nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, khiến việc xác minh những người sống sót trở nên khó khăn. Mất liên lạc gián đoạn trong thời gian giao tranh cũng ngăn chặn hiệu quả cuộc chiến khỏi con mắt của thế giới.  

Nhưng bây giờ bức màn đó đang được vén lên, khi các nhân chứng chạy trốn khỏi các khu vực của Tigray có thể truy cập internet và đường dây điện thoại được khôi phục. Họ trình bày chi tiết về một cuộc xung đột thảm khốc đã dẫn đến bạo lực sắc tộc, bao gồm các cuộc tấn công vào các nhà thờ và nhà thờ Hồi giáo.

Ba tháng sau vụ thảm sát, những ngôi mộ ở Dengelat là lời nhắc nhở hàng ngày cho những người còn sống sót về tấn thảm kịch này. Các gia đình hy vọng rằng tên của những người thân yêu của họ, mà Tedros, Abraham và những người khác đã liều mạng ghi lại, cuối cùng sẽ được đọc lên trong một lễ tang lễ truyền thống tại nhà thờ Maryam Dengelat...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.