Cuộc chiến thương mại Nhật - Mỹ trong quá khứ

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker trả lời các phóng viên tại khách sạn Plaza, New York, vào tháng 9/1985, trong buổi họp báo về hiệp định Plaza
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker trả lời các phóng viên tại khách sạn Plaza, New York, vào tháng 9/1985, trong buổi họp báo về hiệp định Plaza
(PLVN) - Trong khi chính quyền Bắc Kinh đang đàm phán thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mới đây một nhóm các nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc đã tham gia thảo luận với các đối tác Nhật Bản để trả lời câu hỏi: Liệu Trung Quốc có thể tránh được "những thập kỷ mất mát" như Nhật Bản từng gặp trong quá khứ hay không.

Nhật Bản từng có tranh chấp thương mại dai dẳng với Mỹ vào những năm 1980, kéo theo một loạt các thỏa thuận tiền tệ và tiếp cận thị trường được cho gây nên tình trạng kinh tế trì trệ nhiều thập kỷ sau đó.

Nhiều người Trung Quốc lo ngại nếu Mỹ và nước này ký kết một thỏa thuận thương mại không hiệu quả, kịch bản tương tự có thể xảy ra bởi tỷ giá hối đoái và khả năng tiếp cận thị trường cũng là hai trong số các tiêu chí đàm phán của Washington.

Cụ thể, Mỹ yêu cầu Trung Quốc hạn chế phá giá đồng nhân dân tệ trong khi tương tự, theo Hiệp định Plaza, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và Mỹ đã đồng ý đẩy giá trị đồng USD xuống so với đồng yen Nhật và đồng mark Đức.

Tại hội nghị chuyên đề tổ chức mới đây ở Bắc Kinh, Hua Sheng, nhà kinh tế học Trung Quốc, trưởng khoa danh dự của trường kinh tế tại Đại học Đông Nam ở Nam Kinh, cho biết ông rất muốn lắng nghe các chuyên gia Nhật Bản nói về việc hiệp định Plaza đã thay đổi nền kinh tế Nhật Bản như thế nào.

"Đây là lời cảnh báo to lớn đối với người dân Trung Quốc. Nhật Bản là láng giềng của Trung Quốc, và con đường Nhật Bản từng đi có giá trị tham khảo quan trọng đối với chúng tôi", ông Hua nói.

Thông qua Hiệp định Plaza, 5 quốc gia bắt đầu bán một lượng lớn USD, dẫn đến giá trị đồng USD sụt giảm nghiêm trọng, đồng thời khiến đồng yen Nhật tăng gấp đôi giá trị so với đồng USD trong vòng chưa đầy 2,5 năm. Kết quả là hàng hóa xuất khẩu Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn và khó cạnh tranh, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này trong những năm 1980.

Khi Bắc Kinh và Washington bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại, nhiều người Trung Quốc dần nhận thấy rõ sự tương đồng với Nhật Bản.

Các học giả Trung Quốc cho rằng hiệp định Plaza đã tạo nên bong bóng tài sản trong những năm tiếp theo, dẫn tới hàng thập kỷ kinh tế trì trệ và bóp nát cơ hội đuổi kịp nền kinh tế Mỹ của Nhật Bản. Trên thực tế, cựu thứ trưởng tài chính Nhật Bản, Masahiro Kawai, phát biểu vào tháng 2 vừa qua và cho biết ông thường xuyên liên lạc với các quan chức và nhà kinh tế Trung Quốc về chủ đề này.

Trong khi thông tin chi tiết về thỏa thuận Mỹ - Trung chưa được tiết lộ, nhiều suy đoán đang xuất hiện ở Trung Quốc, cho rằng Mỹ đang thúc đẩy một hiệp định Plaza mới, dù giới quan chức phần nào phủ nhận điều này. 

Taoran Notes, một cơ quan truyền thông xã hội, nói rằng thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Washington khó có thể cho phép Mỹ "gây áp lực với Trung Quốc vì tăng giá đồng nhân dân tệ".

Jia Kang, cựu giám đốc của viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, cho rằng cuộc chiến thương mại có thể là tín hiệu tích cực đối với nước này
Jia Kang, cựu giám đốc của viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, cho rằng cuộc chiến thương mại có thể là tín hiệu tích cực đối với nước này

Tại hội thảo, Xu Xiaonia, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - Châu Âu, cho rằng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có bối cảnh địa chính trị và tư tưởng rộng hơn so với tranh chấp Nhật - Mỹ bởi lần này, Washington "đang nhìn thấy một thách thức đối với sự lãnh đạo toàn cầu" của mình. 

"Điều quan trọng là Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Mỹ thông qua đàm phán. Nó có thể gửi đi thông điệp rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách mở cửa và cho mọi người thấy rằng tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng cách thỏa hiệp, và do đó có thể làm giảm mối lo ngại ở Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc", ông Xu nói.

Giáo sư Xu cho rằng bài học thực sự mà Trung Quốc phải học từ Nhật Bản là về cải cách trong nước, cụ thể là tự do hóa nền kinh tế để mang lại cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn. 

Jia Kang, cựu nghiên cứu viên của Bộ Tài chính Trung Quốc, đồng thời là chủ tịch của Học viện Kinh tế Mới về cung ứng của Trung Quốc, phát biểu tại sự kiện rằng việc Mỹ yêu cầu tiếp cận thị trường và cải cách cấu trúc nền kinh tế có thể thúc đẩy Trung Quốc có những thay đổi tích cực ở trong nước.

"Tranh chấp thương mại leo thang (với Mỹ) đang buộc Trung Quốc mở rộng thị trường và có lập trường mới. Một tin xấu cũng có thể biến thành một tin tốt", ông Jia nói. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà kinh tế đều nhìn thấy mối nguy hiểm tiềm tàng đối với nền kinh tế Trung Quốc như trong quá khứ của Nhật Bản.

Chi Hung Kwan, nghiên cứu viên cấp cao tại Học viện Thị trường Vốn Nomura, cho rằng thật sai lầm khi xem hiệp định Plaza là nguyên nhân dẫn tới kinh tế trì trệ trong nhiều thập kỷ ở Nhật Bản. Thay vào đó, ông đổ lỗi cho Tokyo vì đã không nhanh nhạy khi đồng yen tăng giá và tạo ra bong bóng trên thị trường chứng khoán.

"Bài học cho Trung Quốc là tỷ giá hối đoái ổn định không đảm bảo nền kinh tế ổn định. Đôi khi bạn phải để tỷ giá hối đoái biến động", ông Kwan nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.