Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người dân khi vay tiền trực tuyến

Cẩn trọng khi vay tiền trực tuyến
Cẩn trọng khi vay tiền trực tuyến
(PLVN) - Nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh khi người tiêu dùng (NTD) thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, Bộ Công Thương vừa ra thông báo lưu ý NTD cần cân nhắc việc sử dụng dịch vụ cũng như phải đọc kỹ hợp đồng trước khi ký.

Theo cơ quan này, hiện  có nhiều mô hình cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam. Đối với các mô hình này, hiện chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể. Do vậy, việc giao dịch với các mô hình này có thể tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho NTD, đặc biệt trong trường hợp giao dịch với các đơn vị "trá hình", "tín dụng đen núp bóng".

Từ thực tế đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD khuyến cáo NTD cần thận trọng, cân nhắc kỹ về việc sử dụng dịch vụ này.

Trong trường hợp quyết định sử dụng, NTD cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có thể hiện đầy đủ thông tin, ví dụ: website hoặc ứng dụng của đơn vị đó phải có đầy đủ các thông tin về: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại…

Ngoài ra, website hoặc ứng dụng phải thể hiện rõ các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch, ví dụ: Công bố rõ ràng chính sách bảo vệ thông tin, mẫu hợp đồng, biểu phí, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Các giao diện website hoặc ứng dụng không hiển thị đầy đủ các thông tin nêu trên có dấu hiệu là đơn vị kinh doanh không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền lợi của NTD.

Bước tiếp theo, sau khi đã quyết định sử dụng dịch vụ, cần đọc kỹ điều khoản hợp đồng trước khi ký

Theo cơ quan có chứ năng bảo vệ NTD này, việc đơn vị cho vay có cung cấp hợp đồng cho NTD tham khảo trước khi xác nhận giao dịch hay không là tiêu chí để đánh giá mức độ uy tín của đơn vị cho vay. Đặc trưng của các dịch vụ cho vay trực tuyến là lãi suất cho vay và các mức phí kèm theo thường rất cao.

Do vậy, để tránh các phát sinh nằm ngoài dự kiến, NTD cần biết rõ các mức lãi suất, các mức phí và các chi phí có thể phát sinh trong những trường hợp cụ thể (trả nợ trước hạn, chậm trả, gia hạn thời gian vay, phí tư vấn dịch vụ…).

Trong quá trình tìm hiểu các thông tin nêu trên, NTD cần đảm bảo việc lưu giữ thông tin để có cơ sở đối chiếu khi phát sinh tranh chấp. Ví dụ, có nhiều trường hợp NTD nghe nhân viên tư vấn qua điện thoại nhưng không kiểm tra lại nội dung hợp đồng trước khi ký, dẫn đến, khi có tranh chấp phát sinh mới phát hiện nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn.

Sau khi ký hợp đồng, nếu đơn vị cho vay không gửi hợp đồng hoặc không có thông tin hướng dẫn NTD cách thức tải về, tham khảo hợp đồng đã ký thì NTD cần ngay lập tức liên hệ và yêu cầu đơn vị cho vay cung cấp bản sao hợp đồng đã ký.

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, NTD cần phản ánh, khiếu nại trực tiếp tới đơn vị cho vay. 

NTD cần lưu ý việc phản ánh, khiếu nại phải được thực hiện qua các phương thức có thể lưu lại bằng chứng như gửi email, gửi thư có xác nhận báo phát,… 

NTD cần tránh sử dụng hình thức gọi điện thoại để phản ánh, khiếu nại do hình thức này không đảm bảo được sự cam kết của đơn vị cho vay trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh.

Đọc thêm

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.