Công tác hòa giải: Cầu nối đưa pháp luật hướng về cơ sở

Những năm qua, công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức pháp luật, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên, để công tác hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả hơn nữa, vẫn cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về hoạt động này.

Những năm qua, công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức pháp luật, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên, để công tác hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả hơn nữa, vẫn cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về hoạt động này.

Bà con làng T1, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân (Bình Định)  tham gia buổi tuyên truyền về công tác hòa giải ở cơ sở
Bà con làng T1, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân (Bình Định) tham gia buổi tuyên truyền về công tác hòa giải ở cơ sở

Những kết quả đáng ghi nhận

Công tác hòa giải ở cơ sở nhằm dàn xếp các mâu thuẫn nhỏ, tranh chấp xảy ra tại cộng đồng dân cư nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, hành chính để giữ gìn tình làng nghĩa xóm. Ngoài ra, hòa giải còn nhằm hàn gắn những mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ gia đình, dòng tộc để vun đắp hạnh phúc cho mỗi thành viên trong gia đình.

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có 1.122 tổ hoà giải (THG) với gần 8.000 hòa giải viên (HGV). THG được thành lập ở thôn, làng, khu phố, cụm dân cư theo mô hình tự nguyện và tự quản. HGV ở cơ sở là thành viên của các tổ chức, đoàn thể như mặt trận tổ quốc, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, hội cựu chiến binh...

Họ là những người có kinh nghiệm trong cuộc sống, có kiến thức pháp luật, có trách nhiệm với công việc hoà giải; đặc biệt, phải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Hoạt động hoà giải được lồng ghép cùng với việc thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở cơ sở do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nhằm gắn công tác hoà giải ở cơ sở với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2009 đến nay, các THG trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 7.398 vụ việc; chủ yếu ở các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, dân sự, đất đai. Qua đó, các HGV đã hòa giải thành 6.170 vụ, đạt tỷ lệ 83%. Thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư; giữ gìn, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác hòa giải cơ sở cũng góp phần giảm đáng kể các vụ khiếu kiện kéo dài, vượt cấp gây lãng phí tiền của, công sức cho các cơ quan nhà nước, công dân...

Cần phát huy hơn nữa tính chuyên nghiệp

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hoà giải ở cơ sở tại Bình Định vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như chế độ bồi dưỡng cho HGV và điều kiện hoạt động của công tác hòa giải chưa được quan tâm đúng mức. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác hoà giải cơ sở.

Bên cạnh đó, một số xã, thị trấn do biên chế cán bộ ít nhưng lại đảm trách nhiều công việc nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác hoà giải. Các THG thường xuyên thay đổi nhân sự nên việc nắm bắt một số quy định pháp luật và tích lỹ kinh nghiệm trong công tác hoà giải còn hạn chế...

Theo ông Lê Việt Cường, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định: Thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối về công tác hoà giải ở cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về hoạt động này. Đồng thời, sử dụng ngày càng nhiều biện pháp hoà giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.

Mặt khác, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức hoà giải và nâng cao năng lực quản lý hoạt động hoà giải ở cơ sở, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác hoà giải; tổ chức các cuộc thi HGV giỏi để giúp cho HGV có đủ kiến thức thực hiện nhiệm vụ.

Để công tác hòa giải ngày một phát huy hiệu quả, góp phần phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và trật tự, an ninh ở địa phương, thiết nghĩ, bên cạnh sự quan tâm về tinh thần, các cấp, ngành chức năng cũng cần thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ của nhà nước cho hoạt động hoà giải và cho HGV

C.Luận

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).