Có giải được "bài toán trung thực" ở kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Đề thi Ngữ văn có câu yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Theo thầy giáo Nguyễn Tuấn Minh, trường THPT Marie Curie, đây là câu hỏi hay, có đủ “đất” để học sinh “phóng bút”. Từ góc độ khác, dư luận cho rằng sự trung thực và giả dối không chỉ là “câu hỏi” dành riêng cho thí sinh...

 

[links()]Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã kết thúc, đa số thí sinh nhận xét đề thi không khó và dự đoán tiếp tục có một kỳ thi “thành công” với tỉ lễ đỗ “ngất ngưởng” gần 100%. Vậy có cần thiết hàng năm phải tổ chức một kỳ thi tốn kém như thế vẫn là câu hỏi khiến dư luận băn khoăn?.
Đề thi tốt nghiệp ở mức
Đề thi tốt nghiệp ở mức "không học tí nào mới bị trượt"
Hiệu ứng... ngược?
Kì thi tốt nghiệp năm nay Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trương ra đề thi theo hướng “mở”, với mục đích giảm sức ép học thuộc lòng, gợi mở kỹ năng vận dụng, sáng tạo của thí sinh. 

Ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT): Thí sinh có 7 ngày để phúc khảo 

“Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi, không tính đến điều kiện chênh lệch điểm của bài thi với điểm trung bình môn học lớp 12 như trước đây. Bộ GD&ĐT quy định, sau khi biết kết quả tốt nghiệp THPT 7 ngày, thí sinh có quyền yêu cầu xin phúc khảo bài thi.

Sau 10 ngày có đơn của thí sinh xin phúc khảo, Sở GD&ĐT phải lập hội đồng chấm phúc khảo bài thi của thí sinh để thí sinh có kết quả trước khi kỳ thi ĐH, CĐ 2012 bắt đầu. 

Năm nay, Bộ GD&ĐT không quy định chấm chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh, thành phố nhưng tổ chức chấm chéo trong nội bộ tỉnh, thành để đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường phổ thông mà mình giảng dạy.Việc tổ chức thi và thông báo kết quả thi sẽ do Sở GD&ĐT các tỉnh, thành công bố trước kỳ thi ĐH, CĐ 2012”.

Đề thi Ngữ văn, câu 2 yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”. Theo thầy giáo Nguyễn Tuấn Minh, trường THPT Marie Curie, đây là câu hỏi hay, có đủ “đất” để học sinh “phóng bút”. 
Tuy nhiên, từ góc độ khác, dư luận lại cho rằng sự trung thực và giả dối không chỉ là “câu hỏi” dành riêng cho thí sinh. 
Kỳ tốt nghiệp năm nào, ngành GD&ĐT cũng phải đau đầu đối phó với nạn gian lận và thiếu trung thực trong thi cử. 
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 từng xảy ra sự kiện 11 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bắt tay nhau để chấm điểm nới lỏng cho các thí sinh. “ Khi chính các thầy giáo còn… chưa trung thực thì rất khó yêu cầu HS “giải” bài toán về sự trung thực. Nếu không cẩn thận, đề văn lại trở nên "sáo" và đưa HS đến chỗ nói dối, viết dối”- một phụ huynh học sinh tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Gia Thiều băn khoăn.
Một điều đáng buồn nữa, mặc dù đề thi đề cập đến vấn đề trung thực nhưng ngay trước và trong kỳ thi, sự “thiếu trung thực” vẫn hiển hiện. 
Ngay sát ngày thi tốt nghiệp đầu tiên, nhiều thí sinh dự thi tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vẫn đi mua “phao”... "phòng thân". Trong 3 ngày thi, thí sinh vẫn vô tư “dắt phao” dù biết rõ đây là hành vi gian lận. Thí sinh và giám thị vẫn bị đình chỉ thi vì những hành vi đó. Thậm chí, dù trường thi xem ra rất yên ắng, nghiêm túc, nhưng phía trong mỗi phòng thi chỉ là sự nhắc nhở nhẹ nhàng của giám thị trước những hành vi quá lộ liễu mà thôi...
Tỷ lệ sẽ... ngất ngưởng?
Với việc vi phạm giảm mạnh, đề thi bám sát nột dung học, tỷ lệ thí sinh làm bài khá tốt, dư luận có thể dự đoán trước được tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2012 sẽ lên đến con số sấp xỉ 100% và gần tương tự như những năm trước đó. Nhiều người đặt lại ra câu hỏi, có nên tiếp tục duy trì một kỳ thi tốt kém mà tỷ lệ năm nào cũng cao “ngất ngưởng” như thế không?
Theo ông Nguyễn Tu Tập, hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn- Chủ tịch hội đồng thi Yên Viên, nhận xét có môn đề thi còn dễ hơn thi học kỳ… nên nhiều thí sinh làm được bài. Điểm 9, 10 sẽ không quá “khó tìm”. Dự báo năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp có khả năng cao như năm trước ( tỷ lệ tốt nghiệp năm 2011 là 95,72%), thậm chí cao hơn. Và với đề thi như vậy, chỉ những em không chịu học gì mới trượt mà thôi.

Có luồng ý kiến cho rằng, bỏ ra nhiều tỷ đồng, huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia phục vụ kỳ thi, chưa kể tạo tâm lý căng thẳng cho các thí sinh và gia đình… để cuối cùng chỉ để tìm ra vài ba thí sinh trượt tốt nghiệp là quá lãng phí. 

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Tập, thi tốt nghiệp là để đánh giá thí sinh dựa trên một mức chuẩn nhất định toàn quốc nên chưa thể bỏ được.
Một hiệu trưởng trường THPT đặt vấn đề: “Học tập suốt 12 năm, nhưng đánh giá chỉ trong ba ngày với sáu môn thi là điều cần xem lại”. Ngoài căng thẳng tâm lý, lại thêm nhiều yếu tố may rủi, thí sinh nào nhỡ ốm đau đúng vào dịp thi tốt nghiệp thì quá thiệt, chưa kể tai nạn giao thông. Thống kê mấy năm trước cho thấy, mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT loại ra 5 – 7% thí sinh, thì việc loại ra này chẳng có tác dụng gì thiết thực mà đối với cá nhân là một tổn thương tinh thần lớn.
Trả đời vấn đề này Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục đổi mới giáo dục và đưa vào áp dụng nhiều hình thức đánh giá học sinh trong nhà trường không chỉ qua thi cử. Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Ít nhất đến năm 2015 vẫn có thi tốt nghiệp. Sau năm 2015, khi thực hiện thay đổi SGK, đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện nhiều thay đổi, hình thức thi để cân nhắc xem có nên giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không.”
Uyên Na

Đọc thêm

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài cuối: Cần những giải pháp “mở”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn).
(PLVN) -  Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô có tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, trong đó có việc phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ là vô cùng cần thiết. Và để gỡ những nút thắt, bên cạnh việc giữ vững nguyên tắc cũng cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, với đội ngũ đặc thù này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.