Cô dâu Việt, duyên phận bẽ bàng

 Tại hội thảo “Tình hình phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc” diễn ra ở TP.Cần Thơ ngày 10/3, bà Huỳnh Thanh Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ cho biết, những năm gần đây ghi nhận một số lượng đáng kể phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc. Đa phần họ kết hôn qua các công ty môi giới nước ngoài.

Tại hội thảo “Tình hình phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc” diễn ra ở TP.Cần Thơ ngày 10/3, bà Huỳnh Thanh Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ cho biết, những năm gần đây ghi nhận một số lượng đáng kể phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc. Đa phần họ kết hôn qua các công ty môi giới nước ngoài.

Số liệu kết hôn, ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc do Sở Tư pháp TP.Cần Thơ cung cấp cho thấy: Năm 2007 có 1.435 trường hợp; năm 2008 có 1.078 trường hợp; năm 2009 có 2.199 trường hợp và năm 2010 có 433 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và 1.364 trường hợp ghi chú kết hôn, chủ yếu với người Hàn Quốc.

Một buổi “coi mắt” lấy chồng Hàn Quốc bị công an phát hiện  tại TP.Hồ Chí Minh.Ảnh: TT
Một buổi “coi mắt” lấy chồng Hàn Quốc bị công an phát hiện tại TP.Hồ Chí Minh.Ảnh: TT
Vỡ mộng đổi đời nơi đất khách

Đề cập thực trạng phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, bà Huỳnh Thanh Thảo cho biết, đa số các cuộc hôn nhân không xây dựng trên tình yêu chân chính mà chủ yếu là qua mai mối. Do đa phần là con nhà nghèo nên hầu hết các cô gái lấy chồng ngoại đều nuôi hy vọng đến với cơ hội đổi đời, có điều kiện giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn. Còn tình yêu với chồng hoặc sự hòa nhập cuộc sống bên chồng như thế nào thì đa số các chị em không quan tâm và nghĩ rằng dần dần sẽ thích nghi được.

Thực tế, theo bà Thảo, đã có nhiều đám cưới tổ chức chớp nhoáng để hợp thức hóa cuộc hôn nhân. Nhiều cô gái mù quáng, liều thân, mặc cho đường dây môi giới run rủi thế nào vẫn cam chịu. Đến khi qua xứ người, nhiều cô mới vỡ lẽ ra rằng chồng, gia đình chồng thực tế không như bức tranh tươi đẹp được vẽ vời qua miệng lưỡi của các “bà mai”. Từ đây, họ lâm vào bi kịch vỡ mộng đổi đời nơi đất khách.

Điển hình như chị T.N.H (29 tuổi, quê ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai). Chị H lấy chồng ngoại từ năm 23 tuổi nhưng chỉ sống cùng gia đình chồng được 2 tháng thì trốn về nước do bất đồng ngôn ngữ và phải chịu đựng nhiều khắc nghiệt trong sinh hoạt. H cho biết, ngày đó chị quyết định lấy chồng Hàn Quốc với hy vọng giúp gia đình vượt qua nghèo khó, nhưng không ngờ qua bên xứ người lại lâm vào cảnh khốn khổ trăm bề.

Bà Thảo cũng cho biết, có những trường hợp kết hôn là giả tạo mà người đàn ông Hàn Quốc hoặc Đài Loan không vì mục đích xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình. Trong những trường hợp này, họ lợi dụng việc kết hôn nhằm thực hiện những việc làm bất chính, xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ Việt Nam .

“Nỗi đau giằng xé, duyên phận bẽ bàng, bơ vơ nơi đất khách. Đổi đời đâu chưa thấy, chỉ thấy tình cảnh khó khăn mọi mặt, gia đình bên chồng thiếu khả năng tài chính nên cuộc sống của các cô đã nghèo lại càng nghèo thêm” - bà Thảo cho biết thêm.

Đám tang của một cô dâu Việt xấu số quê ở Cần Thơ, lấy chồng Hàn Quốc và bị chồng nhẫn tâm sát hại. Ảnh: CTV.
Đám tang của một cô dâu Việt xấu số quê ở Cần Thơ, lấy chồng Hàn Quốc và bị chồng nhẫn tâm sát hại. Ảnh: CTV.
99% nguyên đơn xin ly hôn với người nước ngoài là phụ nữ

Bà Dương Thị Thu Hà - Phó Chánh án TAND TP.Cần Thơ cho biết, từ năm 2008 đến 2010, TAND TP.Cần Thơ đã thụ lý giải quyết trên 100 vụ ly hôn với người nước ngoài, số vụ ly hôn năm sau cao hơn năm trước. Trong đó có tới hơn 65% các vụ xin ly hôn với một bên là người Hàn Quốc, Đài Loan và có tới 99% nguyên đơn đứng đơn xin ly hôn là phụ nữ Việt Nam .

Theo bà Hà, các mâu thuẫn được đưa ra để xin ly hôn thường là do thời gian tìm hiểu nhau ngắn; ngôn ngữ bất đồng; phong tục tập quán khác lạ, chênh lệch tuổi tác. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Chồng nhậu nhẹt, bê tha, chồng có bồ, chồng coi thường vợ lấy mình vì tiền, chồng coi vợ như người ở; một số trường hợp bị chồng đánh đập, ngược đãi đành phải bỏ trốn về nước.

Bà Hà cũng cho biết nhiều trường hợp khi về xin ly hôn tại TAND TP.Cần Thơ thì đương sự đã cùng chồng giải quyết ly hôn tại tòa án nước ngoài xong hoặc có mang được bản ghi chú hộ tịch của chồng là đã ly hôn với mình (đã được hợp pháp hóa lãnh sự). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp khi có mâu thuẫn với chồng và gia đình chồng, người phụ nữ bỏ về Việt Nam mà không có bất cứ một thứ giấy tờ gì, kể cả giấy đăng ký kết hôn khiến việc giải quyết hậu quả của hôn nhân không hạnh phúc gặp vô vàn khó khăn.

Chính vì thế, bà Hà lưu ý các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài nếu mâu thuẫn trầm trọng trong mối quan hệ vợ chồng đến mức phải ly hôn thì trước khi trở về Việt Nam, họ cần phải đến tòa án hoặc phòng hộ chính địa phương để làm bản thỏa thuận ly hôn với chồng nếu có sự đồng ý của chồng. Nếu không, cô dâu Việt cần yêu cầu Tòa án địa phương giải quyết cho ly hôn, hoặc yêu cầu chồng mình có ý kiến về việc hôn nhân (đồng ý hoặc không đồng ý). Sau đó, cô dâu Việt mang các tài liệu trên tới Bộ Ngoại giao nước bạn để họ xin chứng nhận con dấu hoặc chữ ký của Tòa án, phòng hộ chính. Cuối cùng, cô dâu Việt mang các tài liệu này về Việt Nam, đến Sở Ngoại vụ TP.Hồ Chí Minh để được hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự.

“Hiện nay Đài Loan và Hàn Quốc chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên mặc dù đã có bản án của các nơi này thì các cô gái Cần Thơ khi về nước vẫn phải đến TAND TP.Cần Thơ để làm thủ tục xin ly hôn, đồng thời mang theo các giấy tờ trên đến nộp cho tòa án cùng hộ khẩu, đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân... thì việc giải quyết ly hôn rất thuận lợi và nhanh chóng” - bà Hà cho biết thêm.

Trên 8.000 phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc

Ông Lê Khắc Thanh - Trưởng Phòng Hành chính - Tư pháp (Sở Tư pháp TP.Cần Thơ) cho biết, từ năm 2005 đến nay, có hơn 8.000 phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc và làm thủ tục ghi chú kết hôn tại Sở Tư pháp TP.Cần Thơ. Ngoài ra, hàng năm có trên 500 phụ nữ Cần Thơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp. Riêng năm 2010 có 433 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và 1.364 trường hợp ghi chú kết hôn, chủ yếu với người Hàn Quốc.

Theo ông Thanh, pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm bất cập như: Không cấm kết hôn khi tuổi tác quá chênh lệch; việc giúp đỡ các trường hợp bị bạo hành, ngược đãi còn hạn chế do chưa có quy định bảo hộ cho phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn được định cư ở nước ngoài...

Từ thực trạng trên, để góp phần lành mạnh hóa, bình thường hóa việc phụ nữ Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ kiến nghị Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Tư vấn hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thủ tục trong việc kết hôn, ly hôn với công dân Hàn Quốc. Đặc biệt là những cô dâu Việt  Nam  đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn xong nhưng không làm thủ tục bảo lãnh theo chồng được. Hội cũng đề nghị chính phủ hàn quốc có biện pháp ngăn chặn môi giới kết hôn giả, bảo vệ cô dâu Việt Nam, tránh tình trạng kết hôn với công dân Hàn Quốc thiếu khả năng tài chính...

Hà Vy

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.