"CMND mới đẹp, chống được làm giả"

"CMND mới khi được áp dụng sẽ có nhiều tiện ích. Cụ thể nó không chỉ đẹp về hình thức, chống được làm giả bằng công nghệ hiện đại mà còn tích hợp nhiều thông tin của người được cấp,  giúp cho công tác quản lý của ngành Công an thuận lợi và khoa học hơn", Thượng tá An Thanh Bình, Phó Trưởng Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội, trao đổi thêm với PLVN

Sau khi chuyên mục Tâm điểm Dư luận trên PLVN đã đăng tải chuyên đề “Chứng minh nhân dân mẫu mới: Chưa “ra lò” đã… phiền toái!”, với thông tin về công tác chuẩn bị triển khai việc thí điểm cấp, đổi CMND mới tại 3 quận, huyện của Hà Nội (Hoàng Mai, Tây Hồ và Từ Liêm), ngày 24/7, Thượng tá An Thanh Bình, Phó Trưởng Công an quận Hoàng Mai đã liên lạc và trao đổi thêm với PLVN một số thông tin liên quan đến việc cấp, đổi CMND cho nhân dân trên địa bàn, đồng thời thay mặt Chỉ huy công an Hoàng Mai bày tỏ quan điểm trước chủ trương nói trên.  
Mục đích quan trọng nhất của CMND là để tiện lợi cho dân, nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc đưa tên cha mẹ vào CMND sẽ gây phiền hà cho dân.
Mục đích quan trọng nhất của CMND là để tiện lợi cho dân
Thượng tá Bình cho biết: “CMND mới khi được áp dụng sẽ có nhiều tiện ích. Cụ thể nó không chỉ đẹp về hình thức, chống được làm giả bằng công nghệ hiện đại mà còn tích hợp nhiều thông tin của người được cấp,  giúp cho công tác quản lý của ngành Công an thuận lợi và khoa học hơn. Công an quận Hoàng Mai cảm ơn Báo PLVN đã quan tâm đến hoạt động của đơn vị, đặc biệt là lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự và xã hội”.
Theo ông Bình, máy móc phục vụ cho công tác cấp, đổi CMND theo mẫu mới đã được nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt tại trụ sở của Công an quận Hoàng Mai từ cách đây một tháng và đang trong quá trình thử nghiệm nội bộ chứ chưa vận hành, bàn giao chính thức. Cũng theo đại diện Công an quận này, ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình triển khai thí điểm chủ trương trên, Công an Hoàng Mai vẫn tiến hành tiếp nhận hồ sơ cấp đổi CMND theo mẫu hiện hành; đồng thời tuyên truyền tới người dân về những thay đổi trên CMND theo đúng tinh thần Thông tư 27/2012/TT-BCA của Bộ Công an./.

Mẫu giấy tờ tùy thân một số quốc gia

Ở các nước phát triển, giấy tờ tùy thân (identity document) thường có  phạm vi không quá rộng mà chỉ bao gồm một số loại giấy đặc trưng như: thẻ công dân (citizenship card), thẻ căn cước hay là chứng minh nhân dân (ID Card), bằng lái xe, thẻ cư trú (resident card), thẻ ngoại kiều (alien registration card) và hộ chiếu.  

Ở Đức có hai loại giấy tờ cá nhân: Hộ chiếu và thẻ nhận dạng cá nhân; ở Áo: Hộ chiếu, CMND, thẻ nhận dạng, giấy phép lái xe, giấy phép sử dụng vũ khí; ở Thụy Sĩ: hộ chiếu, CMND… Trong các loại giấy tờ tùy thân trên, thẻ công dân có tính chất tương tự CMND và mỗi công dân có thẻ và mã số công dân riêng.

Ở những nước dùng thẻ căn cước thì thường những giấy tờ khác mà có thể xác định một người, như thẻ an sinh xã hội, thẻ sinh viên, … thường không được chấp nhận như là giấy tờ nhận dạng. Các tài liệu này mang thêm dòng chữ "Chỉ có giá trị kết hợp với một CMND hoặc hộ chiếu".

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật chỉ CMND và hộ chiếu mới trực tiếp được coi là giấy tờ tuỳ thân, trong đó có quy định khẳng định giấy CMND là một loại giấy tờ tuỳ thân và hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND. Ngoài hai loại giấy tờ trên không còn loại giấy tờ nào khác được quy định trực tiếp là giấy tờ tùy thân. 

Nhóm phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.