Chuyên gia Indonesia hết mực ca ngợi vai trò của Việt Nam trong ASEAN

0:00 / 0:00
0:00
Trong một bài viết trên trang Eurasia Review ngày 8/5, Veeramalla Anjaiah, nhà báo kỳ cựu của Indonesia đã đề cao những đóng góp của Việt Nam trong sự thống nhất, hòa bình và ổn định của ASEAN.
Tư cách thành viên của Việt Nam trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị, kinh tế và an ninh. (Ảnh: QT)

Tư cách thành viên của Việt Nam trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị, kinh tế và an ninh. (Ảnh: QT)

Thành viên tích cực, có trách nhiệm

Nhà báo Indonesia nêu rõ, kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã từng bước trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm, thể hiện qua những đóng góp thiết thực cho sự đoàn kết, trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN, như việc thông qua Hiến chương ASEAN 2007, Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn ASEAN 2020, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch tổng thể thực hiện 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Việt Nam cũng đã giúp ASEAN tăng cường hợp tác với các đối tác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Tác giả nhấn mạnh tư cách thành viên của Việt Nam trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị, kinh tế và an ninh.

Theo nhà báo kỳ cựu của Indonesia, trong 28 năm qua, Việt Nam cũng đã nỗ lực để bảo đảm hòa bình và hòa giải giữa các quốc gia ASEAN. Việt Nam đã hỗ trợ xử lý những khác biệt nảy sinh giữa các quốc gia thành viên và thúc đẩy lập trường cũng như tiếng nói chung trong các vấn đề khu vực.

Theo đó, Việt Nam đã hội nhập an ninh với phần còn lại của Đông Nam Á và tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực. Điều này đã giúp nâng cao hình ảnh toàn cầu của Việt Nam.

Về mặt kinh tế, nhờ các chính sách kinh tế thận trọng và 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đã trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2022.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,02% năm 2022; tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 730 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam để tận dụng lợi thế Việt Nam là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các FTA khác.

Nhà báo Veeramalla Anjaiah lưu ý, trong 28 năm qua, Việt Nam cũng đã nỗ lực để bảo đảm hòa bình và hòa giải giữa các quốc gia ASEAN.

Việt Nam đã hỗ trợ xử lý những khác biệt nảy sinh giữa các quốc gia thành viên và thúc đẩy lập trường cũng như tiếng nói chung trong các vấn đề khu vực.

Việt Nam cũng góp phần mở rộng quan hệ, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, nâng cao vai trò quốc tế của ASEAN, nhất là vai trò trung tâm, quyết định tại các diễn đàn khu vực như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+).

Việt Nam - đất nước yêu chuộng hòa bình

Trong vấn đề Biển Đông, tuyến hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhà báo kỳ cựu của Indonesia khẳng định Việt Nam và các thành viên ASEAN khác đã đề cao nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các quy định được đề cập trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần quan trọng vào việc tăng cường ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á.

Việt Nam đã và đang nỗ lực đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN và đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách xây dựng.

Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ nhất quán đối với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được đàm phán.

Tác giả bài viết nêu rõ, Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình. Việt Nam mong muốn giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng cách hợp tác với ASEAN và Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Việt Nam kêu gọi giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven biển.

Việt Nam cũng là nước ủng hộ mạnh mẽ Indonesia với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2023 và những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm ký kết COC với Trung Quốc.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.