Chuyện bây giờ mới kể về những trận không chiến của Không quân Việt Nam

Bảo tàng Chiến thắng B52 - nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của không quân Việt Nam. (Nguồn VGP).
Bảo tàng Chiến thắng B52 - nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của không quân Việt Nam. (Nguồn VGP).
(PLVN) - Bắt đầu từ những chiếc MIG-17 đầu tiên, Không quân Việt Nam bắn hạ máy bay F-105 ném bom Không quân Mỹ, cho đến trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, khi ta tiêu diệt hàng chục máy bay B52, được coi là “pháo đài bay bất khả xâm phạm”, Không quân Mỹ đã thực sự chấp nhận thất bại.

Lấy ít đánh nhiều và "tâm lý chiến" trên không

Theo các cựu chiến binh, trong các cuộc không chiến, máy bay Mỹ luôn vượt trội về số lượng, gấp nhiều lần máy bay ta. Chỉ cần tưởng tượng trong đầu, cũng đủ hiểu khi phải đối diện với cả “một rừng” máy bay địch, sẽ có cảm giác sợ hãi thế nào. Tuy nhiên, với lòng dũng cảm vô song, phi công Việt Nam lại coi việc “lấy ít đánh nhiều” là lợi thế. Họ lao thẳng máy bay vào đội hình địch, điều khiển cơ động, luồn dưới, lao lên trên, lách trái, tạt phải. Trong quá trình di chuyển linh hoạt ấy, chính cả đống máy bay Mỹ lại trở thành miếng mồi ngon, hầu như nhả đạn là trúng mục tiêu.

Theo thống kê từ chính giới chức quân sự Mỹ sau này, đây là lý do chính khiến cho Việt Nam có đến 16 phi công đạt hạng “Ace”. Đây là danh hiệu Mỹ dùng để phong cho các phi công xuất sắc, từng bắn hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên. Cụ thể, phi công Nguyễn Văn Cốc: hạ 9 chiếc. Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị và Mai Văn Cường: 8 chiếc. Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Bảy: 7 chiếc. Lê Hải, Lê Thanh Đạo, Lưu Huy Chao, Nguyễn Đăng Kỉnh, Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Tiến Sâm, Vũ Ngọc Đỉnh: 6 chiếc. Nguyễn Văn Nghĩa: 5 chiếc. Trong khi đó, Mỹ thừa nhận họ chỉ có 2 phi công đạt hạng “Ace”.

Không chỉ có chiến thuật không chiến hợp lý, ta còn sử dụng nhuần nhuyễn cả “tâm lý chiến” trên không. Vào những ngày mưa gió, máy bay Mỹ vẫn hay vào đánh phá miền Bắc (tuy cường độ có giảm so với những khi đẹp trời). Phi công ta không quen bay trong thời tiết xấu nên ít khi xuất kích vào những ngày mưa to, gió lớn. Biết điều đó, Mỹ lại một lần nữa tiết kiệm, cho máy bay cường kích đi ném bom mà không có tiêm kích đi theo bảo vệ. Ta bèn dùng “tâm lý chiến”. Trên sóng điện đột ngột phát ra các lệnh như: “Bỏ thùng dầu phụ, chiếm lĩnh độ cao, chuẩn bị công kích!”, “Biên đội 1 vòng trái, hướng..., độ cao...”.

Tần số liên lạc trên máy bay ta thì các trạm ra - đa của Mỹ ngoài khơi vịnh Bắc Bộ biết rõ. Tưởng ta đang cho phi đội đánh chặn, Mỹ hoảng hốt ra lệnh cho các phi công ném bom: “Có MIG! Vứt bom, chạy!”. Vậy là máy bay Mỹ vội vã trút hết bom, “cong đuôi” bay ra biển. Cuộc oanh tạc không đến được mục tiêu. Sau vài lần như thế, theo dõi ra-đa chả thấy MIG đâu, Mỹ mới kết luận: “Bắc Việt chỉ đánh giặc mồm, phi công Bắc Việt không bay được trong thời tiết xấu”. Tiết kiệm cộng thêm chủ quan, vào những ngày mưa gió, Mỹ vẫn tiếp tục vào đánh phá như thường lệ. Chúng biết đâu ta đang “tương kế, tựu kế”. Nhiều phi công dày dặn kinh nghiệm đã gấp rút rèn luyện kỹ năng bay trong thời tiết xấu. Rồi trên bầu trời Thái Bình, Không quân Mỹ nhận một đòn trời giáng: bị bắn rơi 4 trong số 12 máy bay cường kích Skyrider.

Đòn “tâm lý chiến” của Không quân Việt Nam còn thể hiện ở vụ đưa phi công thượng thặng của Mỹ là Trung tá Phil Combis vào bẫy. Phi công này từng bắn rơi 3 MIG của ta, nên thái độ rất nghênh ngang. Mỗi lần lên máy bay, anh ta đều lượn vòng, vẽ thành đường kẻ trên bầu trời, tỏ vẻ thách thức. Lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam quyết định giăng bẫy tiêu diệt bằng được phi công này để làm nức lòng quân. Ngày 16/7/1967, Combis bay dẫn đầu tốp F-4, hộ tống đám F-105 đi đánh phá khu vực Hà Nội. Ta lập tức cho hai MIG-17 lên khiêu chiến. Nhìn hai “chú chim nhỏ” hiên ngang từ xa bay lại, Combis nóng mắt, ra lệnh cho tốp F-4 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chỉ một mình xông ra nghênh chiến. Hai chiếc MIG-17 luôn bay đối diện nhau dồn Combis vào giữa, liên tục bắn những loạt đạn ngắn khiến Combis vất vả chống đỡ cả hai phía. Phóng tên lửa mấy lần đều trượt, Combis càng điên tiết. Anh ta đâu biết hai chiếc MIG chỉ làm nhiệm vụ dụ địch vào bẫy. Đang quần nhau, máy bay Việt Nam bỗng hạ độ cao, bỏ cuộc. Máu nóng nổi lên, Combis lập tức truy kích. Vầng mây vừa dạt ra nhường chỗ cho máy bay, Combis tá hỏa khi mình đã ở không phận của sân bay Đa Phúc. Lúc này, hàng trăm tia lửa phụt lên từ dưới mặt đất. Combis hiểu rằng không còn cơ hội nào trước một rừng súng cao xạ đang nhằm vào mình, bèn nhảy dù. Viên Trung tá phi công Mỹ thoát chết, bị bắt sống, còn máy bay của anh ta thì tan thành mảnh vụn.

B52 lần đầu tiên bị bắn hạ trên toàn thế giới

Một chiếc MIG huyền thoại được trưng bày trong bảo tàng. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Một chiếc MIG huyền thoại được trưng bày trong bảo tàng. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Các loại cường kích ném bom khác hầu như vô dụng, đây là lúc Không quân Mỹ tung vào chiến trường máy bay B52. Họ tự hào coi đó là “Pháo đài bay bất khả xâm phạm”. Để giải tỏa áp lực tiến công của Quân giải phóng trong Chiến dịch hè 1972, Mỹ quyết định mở Chiến dịch Linebacker, cho B52 ném bom miền Bắc Việt Nam, quyết biến Hà Nội về “thời kỳ đồ đá”.

Chiến dịch này của Mỹ mở màn ngày 16/4/1972, đánh phá Hà Nội hai ngày sau đó, ban đầu đã gây cho phía ta nhiều tổn thất. Cần biết rằng B52 là máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ, đã từng “tung hoành ngang dọc” ở một số chiến trường khác. B52 gồm một kíp bay 6 người, có thể mang được đến 30 tấn bom. Nguy hiểm hơn, máy bay này có tốc độ khá nhanh, lại có nhiều phương tiện để tự bảo vệ. Cụ thể, B52 mang theo 6 - 8 tên lửa “nhử mồi”, dùng chống lại tên lửa “đất đối không” và “không đối không” của ta. Khi phát hiện tên lửa ta rời bệ phóng, các tên lửa “nhử mồi” cũng được phóng ra để thu hút, đánh lạc hướng mục tiêu. Ngoài ra, B52 còn có hệ thống làm nhiễu hiện đại, khiến cho ra-đa rất khó phát hiện tọa độ của máy bay để phóng tên lửa trúng đích. Toàn chiến dịch, Mỹ sử dụng khoảng 200 máy bay B52 (một nửa số lượng của Không quân Mỹ lúc bấy giờ).

Đối đầu với “ác điểu” trên không này, ta đã có sự phối hợp chiến đấu tuyệt vời giữa hai lực lượng Phòng không và Không quân. Trên cơ sở tổng kết, thu thập kinh nghiệm đánh B52 của Trung đoàn 238 ở Vĩnh Linh (Quảng Bình) và những tài liệu về B52 của các đơn vị ra-đa, Quân chủng Phòng không - Không quân đã đúc kết thành cuốn “cẩm nang bìa đỏ” nổi tiếng: Cách đánh B52.

Cuốn “cẩm nang bìa đỏ” này chỉ rõ: Tuy không quân địch gây nhiễu dày đặc nhưng trong mớ hỗn loạn các loại tín hiệu nhiễu trên màn hiện sóng, B52 không phải là hoàn toàn vô hình. Có thể phát hiện qua các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B52. Tuy các đám nhiễu này kích thước to không hiển thị rõ rệt để có thể xác định mục tiêu chính xác nhưng cẩm nang đã đề ra biện pháp bắn theo xác suất. Cụ thể, bắn một loạt các quả đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao.

Đồng thời “cẩm nang” cũng chỉ ra khi B52 đi thẳng vào đài phát, cường độ nhiễu sẽ tăng lên, cùng với đó, tín hiệu mục tiêu cũng tăng mạnh hơn. Mục tiêu sẽ hiển thị khá rõ nét, đây là thời cơ có thể bắn tên lửa chính xác, chỉ cần 1 - 2 quả tên lửa, B52 sẽ phải rơi tại chỗ.

Ngay trong chiến dịch, lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam tiếp tục tổng kết, rút kinh nghiệm để đạt hiệu suất cao hơn. Máy bay Mỹ thường bay đêm, phải phát tín hiệu vô tuyến và bật đèn để làm tiêu giữ cự ly giãn cách. Ta khai thác triệt để điều này, các đơn vị ra-đa và tên lửa không phát sóng, chỉ mở máy thu định vị vẫn biết được tình hình di chuyển của các toán B52.

Tiếp đó, chiến thuật gây nhiễu của B52 cũng có thiếu sót và bị khai thác tối đa. Nguyên do, các máy gây nhiễu chỉ tập trung trấn áp tần số sóng của ra-đa tên lửa và không quân, không trấn áp các ra-đa điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác. Lần nữa, họ chủ quan cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B52. Tuy nhiên, thông qua các số liệu ra-đa quý giá đó, ta có thể cân nhắc để khẳng định mục tiêu B52. Đặc biệt, các loại ra-đa pháo cao xạ còn góp phần phát hiện thủ đoạn của Không quân Mỹ khi tạo tín hiệu B52 giả, nhằm tiêu hao đạn tên lửa của ta.

Kết quả của sự phối hợp nhuần nhuyễn, qua 12 ngày đêm chiến đấu, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không", giáng những đòn nặng nề vào tham vọng của Mỹ. Trong toàn chiến dịch, lực lượng Phòng không - Không quân bắn hạ tổng cộng 34 B52. Lần đầu tiên, “pháo đài bay bất khả xâm phạm” gục ngã chính là ở chiến trường này. Không quân Mỹ thua đau đến nỗi, một hãng tin nước ngoài sau khi thống kê số lượng B52, đã viết có phần hài hước: “Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này, chỉ sau 3 tháng nữa, B52 sẽ tuyệt chủng”.

Kể từ sau trận “Điện Biên Phủ trên không”, máy bay Mỹ không còn dám xâm phạm vào vùng trời Hà Nội và phụ cận. Chiến thắng oanh liệt này cũng thúc đẩy giới chức Mỹ phải sớm ngồi vào bàn đàm phán.

Đọc thêm

BĐBP Cà Mau tổng kết công tác đảng, công tác chính trị

BĐBP Cà Mau tổng kết công tác đảng, công tác chính trị
(PLVN) - Ngày 9/12, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội phòng tỉnh Cà Mau tổ chức tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tá Phạm Minh Giang - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng - Chính ủy BĐBP tỉnh chủ trì Hội nghị.

Kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86

Kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86
(PLVN) -  Chiều ngày 9/12/2024, Trung tâm 586 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống (10/12/2013 – 10/12/2024). Đây là sự kiện quan trọng ghi nhận truyền thống vẻ vang qua hơn một thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của đơn vị, từ đó khơi dậy niềm tự hào, xây dựng ý thức trách nhiệm, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống của Bộ đội Tác Chiến Không gian mạng “Trung thành, Kỷ luật, Trí tuệ, Hiệu quả” trong thời gian tới.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Chuỗi hoạt động thể thao, văn hóa kỷ niệm 11 năm thành lập Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86

Chuỗi hoạt động thể thao, văn hóa kỷ niệm 11 năm thành lập Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86
(PLVN) - Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86 Tác chiến không gian mạng tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa chào mừng 11 năm ngày thành lập, hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các hoạt động này không chỉ nhằm khơi dậy niềm tự hào, củng cố ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên mà còn tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7
(PLVN) - Sáng  / 12, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã đến dâng hoa, dâng hương Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Bình Dương.